ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỂM SOFA Ở BỆNH NHÂN BỎNG NẶNG ĐƯỢC HỒI SỨC VÀ ĐIỀU CHỈNH BẰNG USCOM

Nguyễn Tiến Dũng1,, Hoàng Văn Vụ1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số cận lâm sàng và điểm SOFA ở bệnh nhân (BN) bỏng nặng được điều trị dưới hướng dẫn của USCOM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 30 BN bỏng nặng vào điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia trong vòng 8h đầu sau bỏng, từ tháng 08/2023 – 05/2024. BN được hồi sức dịch thể theo hướng dẫn của USCOM. Xác định các nồng độ lactate máu, Hematocrit, Hemoglobin, khí máu động mạch và điểm SOFA tại các thời điểm nhập viện (T0), 24 giờ (T2), 48 giờ (T3) và 72 giờ (T4) sau bỏng. Kết quả: Nồng độ lactate máu tăng cao lúc nhập viện (>2,0 mmol/L), giảm dần và đạt mức mục tiêu sau 48h. Hematocrit và Hemoglobin ban đầu tăng cao, sau đó giảm dần theo thời gian, đạt mức thấp nhất tại 72h. Khí máu động mạch: pH máu, HCO3- và kiềm dư (BE) giảm nhẹ trong những giờ đầu, sau đó cải thiện và trở về giới hạn bình thường. PaO2 tăng dần, trong khi PaCO2 giảm dần, phản ánh sự cải thiện chức năng hô hấp. Điểm SOFA ban đầu cao (>2), giảm dần về giới hạn bình thường sau 48h. Kết luận: Hồi sức dịch thể dưới hướng dẫn của USCOM giúp cải thiện nồng độ lactate máu, Hematocrit, Hemoglobin, điều chỉnh rối loạn kiềm - toan và giảm nguy cơ suy tạng ở BN bỏng nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Singer M., Deutschman C.S., Seymour C.W., et al. (2016), "The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3)." JAMA.
2. Rhodes A., Evans L.E., Alhazzani W., et al. (2017), "Surviving Sepsis Campaign: International Guidelines for Management of Sepsis and Septic Shock: 2016." Critical Care Medicine.
3. Pinsky M.R. (2015). "Hemodynamic monitoring in the critically ill." New England Journal of Medicine.
4. Perel A. (2017), "Non-invasive cardiac output monitoring: a state of the art review." Journal of Clinical Monitoring and Computing.
5. Vincent J.L., Moreno R., Takala J., et al. (1996). "The SOFA (Sepsis-related Organ Failure Assessment) score to describe organ dysfunction/ failure." Intensive Care Medicine; 22(7): 707-710.
6. Vincent J.L. (2019). "Understanding cardiac output." Critical Care.
7. Nguyen H.T., Tran T.P., Le V.D. (2021). "Epidemiology of Severe Burns in Vietnam." Vietnam Journal of Emergency Medicine; 10(3): 112-118.
8. Barton R. G., Saffle J. R., Morris S. E., et al. (1997). "Resuscitation of thermally injured patients with oxygen transport criteria as goals of therapy." The Journal of Burn Care & Rehabilitation; 18(1): 1-9.
9. Holm C., Mayr M., Tegeler J., et al. (2004). "A clinical randomized study on the effects of invasive monitoring on burn shock resuscitation." Burns; 30(8): 798-807.
10. O’Mara M. S., Slater H., Goldfarb I. W., et al. (2005). "A prospective, randomized evaluation of intra-abdominal pressures with crystalloid and colloid resuscitation in burn patients." Journal of Trauma and Acute Care Surgery; 58(5): 1011-1018.