MỨC ĐỘ ĐA ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN GRAM ÂM THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ NĂM 2022 – 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Việc điều trị nhiễm khuẩn huyết Gram âm ngày càng phức tạp do sự gia tăng của các chủng trực khuẩn Gram âm kháng nhiều loại thuốc. Mục tiêu: Xác định mức độ đa đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn Gram âm được phân lập tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: Một số chủng vi khuẩn Gram âm thường gặp được phân lập từ các bệnh phẩm tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Kết quả: Vi khuẩn Gram âm đa đề kháng chiếm tỉ lệ cao nhất 76,2%, ở nhóm ≤ 40 tuổi (83,3%) từ các bệnh phẩm mủ và nước tiểu (87,4%) và (81,6%). Siêu đề kháng gặp nhiều trong mẫu đàm (41,2%). Chủng đa đề kháng chiếm tỷ lệ cao nhất tại khoa ICU 60,2% và Nội tiết 86,6%, ở Proteus mirabilis (95%), Escherichia coli (93,3%). Kleibsiella pneumoniae chiếm cao nhất ở chủng vi khuẩn siêu đề kháng (44,4%) và đề kháng hoàn toàn (6%), theo sau Acinetobacter baumannii có tỷ lệ cao ở chủng vi khuẩn siêu đề kháng (41,5%). Tất cả có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p<0,001). Kết luận: Cơ sở hợp lý cho việc sử dụng phối hợp kháng sinh là tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết Gram âm tăng lên khi bệnh nhân được điều trị kháng sinh ban đầu không phù hợp. Nghiên cứu chúng tôi khuyến cáo việc thu hẹp phổ kháng khuẩn dựa trên kết quả nuôi cấy sẽ bảo tồn được các tác nhân phổ rộng nhất để điều trị các tác nhân gây bệnh kháng nhiều loại thuốc.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gram âm, đa đề kháng, siêu đề kháng, đề kháng hoàn toàn, kháng sinh
Tài liệu tham khảo


2. Kadivarian S, Rostamian M. High burden of MDR, XDR, PDR, and MBL producing Gram negative bacteria causing infections in Kermanshah health centers during 2019-2020. Iran J Microbiol. 2023 Jun;15(3):359-372, doi: 10.18502/ijm.v15i3.12896.


3. Algammal AM, Hashem HR, Alfifi KJ. atpD gene sequencing, multidrug resistance traits, virulence-determinants, and antimicrobial resistance genes of emerging XDR and MDR-Proteus mirabilis. Sci Rep. 2021 May 4;11(1):9476, doi: 10.1038/s41598-021-88861-w.


4. Shokri D, Rabbani Khorasgani M, Fatemi SM, Soleimani-Delfan A. Resistotyping, phenotyping and genotyping of New Delhi metallo-β-lactamase (NDM) among Gram-negative bacilli from Iranian patients. JMed Microbiol. 2020 Apr;66(4): 402-411, doi: 10.1099/ jmm.0.000444.


5. Cosentino F, Viale P, Giannella M. MDR/XDR/PDR or DTR? Which definition best fits the resistance profile of Pseudomonas aeruginosa? Curr Opin Infect Dis. 2023 Dec 1;36(6): 564-571, doi: 10.1097/QCO. 0000000000000966.


6. Bùi Xuân Trà, Huy Kiên Bùi. Đánh giá tác nhân vi sinh và tình hình đề kháng kháng sinh ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có viêm phổi bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2022. Tạp Chí Y Dược học Cần Thơ. 2023; tr.65-72, doi.org/10.58490/ctump.2023i69.273


7. Nguyễn Thị Đoan Trinh, Thị Lan Phương Phan, Thị Minh Hòa Hoàng, Huy Hoàng Nguyễn. Đặc điểm gây bệnh và tính kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa tại bệnh viện C Đà Nẵng. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023, tr.159-166, doi.org/10.58490/ctump. 2023i58.706


8. Nguyễn Quang Huy, Minh Hà Nguyễn. Tình hình đề kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương giai đoạn 2019 - 2022. Tạp Chí Y học Việt Nam 527; 2023 (2), doi.org/10.51298/vmj.v544i2.11859.

