SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI TRÊN CÁC MẪU BỆNH PHẨM CỦA BỆNH NHÂN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH LÀM KHÁNG SINH ĐỒ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, tình trạng đề kháng kháng sinh của Escherichia coli đã trở thành một vấn đề đáng báo động ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều trị của bác sĩ lâm sàng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm và khảo sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Escherichia Coli trên các mẫu bệnh phẩm được chỉ định làm kháng sinh đồ tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: phân tích hồi cứu, chọn mẫu thuận tiện đến khi phân lập đủ 419 mẫu. Lấy bệnh phẩm của bệnh nhân từ mẫu đàm, máu, nước tiểu, mủ, bệnh phẩm khác, nuôi cấy, phân lập, định danh vi khuẩn theo quy trình hướng dẫn của Bộ Y tế (2007).
Kết quả: Các mẫu bệnh phẩm chứa E. coli chủ yếu được thu thập từ máu (33,9%), nước tiểu (26,2%). Chủng E. coli đề kháng với các kháng sinh trong nhóm ß – Lactam, Quinolon, nhạy cảm với Ertapenem (82,5%), Imipenem (84,8%) và Amikacin (96,3%), Gentamicin thì tỷ lệ đề kháng cao hơn (49,4%). Tỷ lệ đề kháng ở hầu hết các nhóm kháng sinh không có sự khác biệt trong hai năm nghiên cứu (2023 và 2024) ngoại trừ Amikacin (p<0,05). Khoa nội tổng hợp có tỷ lệ đề kháng cao nhất trong các nhóm kháng sinh, đặc biệt là nhóm β-Lactam. Kết luận: Escherichia coli cho thấy tỷ lệ đề kháng cao với nhiều kháng sinh, đặc biệt nhóm β-lactam, trong khi vẫn còn nhạy với Amikacin, Imipenem và Ertapenem.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vi khuẩn, Escherichia coli, đề kháng kháng sinh, bệnh phẩm
Tài liệu tham khảo

2. World Heath Organization - WHO, Antimicrobial resistance: Global report on surveillance 2014, 2014, pp. 9-30.

3. Hồng Thị Xuân Liễu, Trần Đỗ Hùng (2023). Tỷ lệ nhiễm và đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn Gram âm trên bệnh nhân viêm phổi tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2022-2023. Tạp chí Y học Việt Nam, 527(1B).

4. Nasrollahian, S., Graham, J. P., Halaji, M. (2024). A review of the mechanisms that confer antibiotic resistance in pathotypes of E. coli. Frontiers in Cellular and Infection Microbiology, 14, 1387497.

5. Pourmohammad, A., Nasiri, M. J., Azimi, T. (2019). Prevalence of antibiotic resistance in Escherichia coli strains simultaneously isolated from humans, animals, food, and the environment: a systematic review and meta-analysis. Infection and drug resistance, 1181-1197.

6. Bùi Tiến Sỹ, Trịnh Thu Thủy, Nguyễn Xuân Chính (2023). Đặc điểm phân bố và mức độ kháng kháng sinh của Escherichia coli gây nhiễm khuẩn niệu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ ngày 01/5/2022 đến ngày 30/4/2023. Journal of 108-Clinical Medicine and Phamarcy.

7. Hoàng Xuân Quảng và các cộng sự (2025). 35. Đặc điểm phân bố và kháng kháng sinh của Escherichia coli gây nhiễm khuẩn huyết phân lập tại Bệnh viện Quân y 103 năm 2023. Tạp chí Y học Cộng đồng, 66(1).

8. Phạm, Thuý Yên Hà, Khả Hân Chung, Nguyễn Đoan Trang Đặng (2022). Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại khoa Tiết Niệu Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Việt Nam, 517(1).

9. Bộ Y tế (2023). Báo cáo giám sát kháng sinh tại Việt Nam năm 2020, Hà Nội.

10. Frisbie, Lauren, et al (2022). Outpatient antibiotic resistance patterns of Escherichia coli urinary isolates differ by specialty type. Microbiology spectrum, 10(4), e02373-21.
