SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƯỢC TỪ BỆNH PHẨM ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI CỦA CÁC BỆNH NHÂN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tình hình nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh của vi khuẩn trong nhiễm trùng hô hấp dưới ngày càng gia tăng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các chủng vi khuẩn gây bệnh được phân lập từ mẫu bệnh phẩm hô hấp dưới và sự đề kháng kháng sinh của các chủng đó tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích trên tổng 925 mẫu bệnh phẩm được phân lập từ đường hô hấp dưới tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 12 năm 2024. Kết quả: Số lượng mẫu bệnh phẩm phân lập được đa số từ đàm (92,0%) và nhiều nhất tại khoa ICU (66,7%). Gram âm chiếm tỷ lệ cao (96,0%), chủng Staphylococcus aureus được phân lập (45,7%). Klebsiella pneumoniae (36,8%) và Acinetobacter baumannii (25,8%) là hai chủng vi khuẩn gram âm thường gặp nhất. Trong các loại kháng sinh phổ rộng, Ampicillin là kháng sinh có tỷ lệ đề kháng cao nhất trong 3 năm (98,7%), Amikacin đề kháng thấp nhất (53,1%). Trong đó, Staphylococcus aureus có tỷ lệ 100% đề kháng với Sulfamethozaxole và không đề kháng với Gentamicin. Acinetobacter baumannii và Klebsiella pneumoniae có tỷ lệ đề kháng cao với nhiều loại kháng sinh, trong đó Acinetobacter baumannii đề kháng với cả 3 loại Ertapenem, Ampicillin và Amikacin (100%). Kết luận: Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ chủ yếu là gram âm Acinobacter baumannii và Klebsiella pneumoniae đề kháng với phần lớn các loại kháng sinh phổ rộng thường dùng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
vi khuẩn, đề kháng kháng sinh, bệnh phẩm hô hấp dưới
Tài liệu tham khảo

2. Wan X., Miao R., Zhang N. et al. (2025), “Global burden of antimicrobial resistance in lower respiratory infections in 2021: A systematic analysis”, International Journal of Antimicrobial Agents, 65(2), pp. 107431. https://doi.org/10. 1016/S1473-3099(24)00176-2


3. Holmes C.L., Anderson M.T., Mobley H.L.T. et al. (2021), “Pathogenesis of Gram-Negative Bacteremia”, Clinical Microbiology Reviews, 34(2), pp. e00234-20. https://doi.org/10.1128/CMR. 00234-20


4. He H. and Wunderink R.G. (2020), “Staphylococcus aureus Pneumonia in the Community”, Seminars in Respiratory and Critical Care Medicine, 41(4), pp. 470–479. https://doi. org/10.1055/s-0040-1709992.

5. Ngô Thế Hoàng, Nguyễn Duy Cường (2024), “Đặc điểm vi khuẩn và đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm gây viêm phổi bệnh viện tại khoa hô hấp Bệnh viện Thống Nhất”, Tạp chí Y học Cộng đồng, 65, trang 134–140. https://doi. org/10.52163/yhc.v65iCD10.1607

6. Hồng Thị Xuân Liễu, Trần Đỗ Hùng (2023), “Tỷ lệ nhiễm và đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gram âm trên bệnh nhân viêm phổi tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2022-2023”, Tạp chí Y học Việt Nam, (527), trang 95–100. https://doi.org/10.51298/vmj. v527i1B.5748


7. Magiorakos A.-P., Srinivasan A., Carey R.B. et al. (2012), “Multidrug-resistant, extensively drug-resistant and pandrug-resistant bacteria: an international expert proposal for interim standard definitions for acquired resistance”, Clinical Microbiology and Infection, 18(3), pp. 268–281. https://doi.org/10.1111/j.1469-0691.2011. 03570.x.

