VAI TRÒ CỦA KHOẢNG THỜI GIAN TPEAK – TEND TRONG PHÂN TẦNG NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN CÓ ĐIỆN TÂM ĐỒ DẠNG BRUGADA

Trung Hiếu Phạm 1,2, Trần Linh Phạm2,3,, Hoàng Long Viên 2,3, Thị Lan Hương Lê 1
1 Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
3 Trường Đại Học Y Dược-Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Khảo sát khoảng thời gian Tpeak-Tend và tỉ lệ Tpeak-Tend/QT ở bệnh nhân có điện tâm đồ dạng Brugada. (2)Đánh giá giá trị của khoảng thời gian Tpeak- Tend và tỉ lệ Tpeak- Tend / QT trong phân tầng nguy cơ rối loạn nhịp thất ở những bệnh nhân trên. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang  41 bệnh nhân có điện tâm đồ dạng Brugada được tiến hành thăm dò điện sinh lý tại Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai. So sánh khoảng thời gian TpTe và tỉ lệ TpTe/QT với kết quả thăm dò điện sinh lý, tìm mối liên quan. Kết quả: 41 bệnh nhân có điện tâm đồ dạng Brugada tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 49 ±11 tuổi, nam giới chiếm 95,1%. Có 24 bệnh nhân (chiếm 58.55%) thăm dò điện sinh lý dương tính gây nhịp nhanh thất đa hình thái, rung thất. Khoảng thời gian Tpeak-Tend dài hơn đáng kể ở nhóm bệnh nhân dương tính so với nhóm bệnh nhân âm tính trong thăm dò điện sinh lý tim. Kết luận: Khoảng thời gian Tpeak-Tend và tỉ lệ Tpeak-Tend/QT ở chuyển đạo V1 và V2 tăng cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân Brugada gây được cơn rối loạn nhịp thất nguy hiểm trong thăm dò điện sinh lý tim.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. 25 Years of Brugada Syndrome, with Dr Josep Brugada.Medscape, , accessed: 06/02/2018.
2. Brugada.J., Brugada.R., Brugada.P. (2003).Determinants of sudden cardiac death in individuals with the electrocardiographic pattern of Brugada syndrome and no previous cardiac arrest. Circulation, 108(25), 3092-3096
3. Sroubek.J., Probst.V., Mazzanti.A., et.al. (2016). Programmed ventricular stimulation for risk stratification in the Brugada syndrome. Circulation, 133(7), 622-630.
4. Antzelevitch C., Brugada P., Borgrefe M.,et al. (2005). Brugada syndrome: report of the second consensus conference: endorsed by the Heart Rhythm Society and the European Heart Rhythm Association. Circulation, (2005). 111(5), 659–670.
5. Arteyeva NV., Goshka S., Sedova K A., et al 2013. What does the T(peak)- T(end) interval reflect? An experimental and model study. J Electrocardiol. 46(4):291–298
6. Tokuyama.T., Nakano.Y., Awazu.A., et.al. (2014) Deterioration of the circadian variation of heart rate variability in Brugada syndrome may contribute to the pathogenesis of ventricular fibrillation. Journal of Cardiology. 64(2): 133-138.
7. Zumhagen.S., Zeidler.S.M., Stallmeyer.B. et.al. (2016). Tpeak-Tend interval and Tpeak-Tend/QT ratio in patients with Brugada syndrome. Europace, 18(12), 1866-1872.