KẾT QUẢ SỬ DỤNG VẠT BAO VÀ VẠT TAM GIÁC TRONG NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI THEO PHÂN LOẠI PARANT II TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ TỪ SƠN NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kết quả sau phẫu thuật giữa hai nhóm có sử dụng vạt bao và vạt tam giác trong phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch ngầm theo phân loại Parant II tại Trung tâm y tế Thành phố Từ Sơn. Đối tượng: Bệnh nhân nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch ngầm theo phân loại Parant II 02/2023 đến tháng 06/2023. Phương pháp: Can thiệp lâm sàng không đối chứng. Kết quả: 42 bệnh nhân với vạt bao và 40 bệnh nhân với vạt tam giác được nhổ răng khôn hàm dưới. Điểm đau trung bình khi sử dụng vạt bao thời điểm 6 giờ và 24 giờ tương ứng là 3,33 ± 1,18 và 0,79 ± 0,78. Điểm đau trung bình khi sử dụng vạt tam giác thời điểm 6 giờ và 24 giờ tương ứng là 3,93 ± 1,69 và 1,15 ± 1,21. Chỉ số sưng nề sau phẫu thuật ngày thứ 2 ở nhóm sử dụng vạt bao là 111,35 ± 4,6 mm, nhóm sử dụng vạt tam giác là 108,56 ± 5,6 mm. Mức độ há miệng dựa trên giá trị trung bình sau 7 ngày là 50,1 ± 3,3 đối với nhóm vạt bao; 50,6 ± 2,8 đối với nhóm vạt tam giác. Nhóm sử dụng vạt bao không có trường hợp nào chảy máu kéo dài sau phẫu thuật, nhóm sử dụng vạt tam giác tình trạng chảy máu sau 6h là 10% và sau 24h là 5%. 71,43% bệnh nhân sử dụng vạt bao có lành thương thứ phát, 75% bệnh nhân sử dụng vạt tam giác có lành thương nguyên phát. Kết luận: Điểm đau trung bình khi sử dụng vạt bao thời điểm 6 giờ và 24 giờ thấp hơn so với nhóm sử dụng vạt tam giác. Mức độ sưng nề sau 2 ngày phẫu thuật của nhóm sử dụng vạt bao thấp hơn so với nhóm sử dụng vạt tam giác. Không có sự khác biệt về mức độ chảy máu sau phẫu thuật sau nhổ răng của hai nhóm nghiên cứu. Tỷ lệ lành thương nguyên phát của nhóm sử dụng vạt tam giác cao hơn rõ so với nhóm sử dụng vạt bao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
vạt bao, vạt tam giác, phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới, Parant II
Tài liệu tham khảo


2. Eshghpour, M, and A H Nejat. “Dry socket following surgical removal of impacted third molar in an Iranian population: incidence and risk factors.” Nigerian journal of clinical practice vol. 16,4 (2013): 496-500. doi:10.4103/1119-3077.116897


3. Desai, Adarsh et al. “Comparison of two incision designs for surgical removal of impacted mandibular third molar: A randomized comparative clinical study.” Contemporary clinical dentistry vol. 5,2 (2014): 170-4. doi:10.4103/ 0976-237X.132308


4. Mantovani, Edoardo et al. “A split-mouth randomized clinical trial to evaluate the performance of piezosurgery compared with traditional technique in lower wisdom tooth removal.” Journal of oral and maxillofacial surgery: official journal of the American Association of Oral and Maxillofacial Surgeons vol. 72,10 (2014): 1890-7. doi:10.1016/j.joms. 2014.05.002


5. Khiếu Thanh Tùng (2017). Hiệu quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch ngầm theo Parant II có sử dụng máy siêu âm Piezotome. BSNT RHM Trường Đại học Y Hà Nội

6. Arindra, Krisna & Indrapradana, Adyaputra. (2018). Comparison of three flap designs on postoperative complication after third molar surgery. Intisari Sains Medis. 9. doi:10.15562/ism.v9i2.267.


7. Nguyễn Thị Luyến (2015), Đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới theo Parant II không đóng kín huyệt ổ răng, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.

8. Mobilio, Nicola et al. “Effect of flap design and duration of surgery on acute postoperative symptoms and signs after extraction of lower third molars: A randomized prospective study.” Journal of dental research, dental clinics, dental prospects vol. 11,3 (2017): 156-160. doi:10.15171/joddd.2017.028


9. Baqain, Z H et al. “Flap design and mandibular third molar surgery: a split mouth randomized clinical study.” International journal of oral and maxillofacial surgery vol. 41,8 (2012): 1020-4. doi:10.1016/j.ijom.2012.02.011


10. Phan Văn Hữu, Lê Đức Lánh (2011). Ảnh hưởng của vạt bao và vạt tam giác đối với phẫu thuật răng khôn hàm dưới. Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, 15, 1-4.
