NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI Ở TRẺ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN NĂM 2021

Thị Kiều Anh Trần1,, Văn Tuấn Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn trong điều trị Viêm phổi ở trẻ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả loạt ca bệnh. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy trẻ em ở nhóm 2-12 tháng tuổi có tỷ lệ mắc Viêm phổi cao nhất (65,5%). Tỷ lệ nam /nữ: 1.8/1.0. Viêm phổi nặng chiếm 82,2% tổng số trẻ nhập viện; Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện là 51,1.Tỷ lệ tự ý sử dụng kháng sinh tại nhà khi trẻ bị viêm phổi còn cao (17,8%). Kết quả nuôi cấy cho thấy tỷ lệ gây bệnh chủ yếu nhóm vi khuẩn Gram (-) H.influenzae là 73,3%, nhóm Vi khuẩn Gram (+) là S.pneumoniae là 26,7%. H.Influenzae đề kháng cao với nhóm Ampicillin, Ampicillin-Sulbactam, Amoxicilin-Acid Clavulanic lần lượt là 98,5%, 95,5%, 78,8%. Tỷ lệ đề kháng với Cefuroxime, Cefotaxime, Ceftazidime, Ceftriaxone lần lượt là 97%, 33,3%, 22,7%, 21,2%. Azithromycin tỷ lệ là 75,8%.  Đã ghi nhận đề kháng Imipenem với tỷ lệ 3%. S.Pneumoniae có tỷ lệ đề kháng cao 100% với Azithromycin, Erythromycin, Clarithromycin. Tiếp đến là Tetracyclin với 79,2%. Tỷ lệ đề kháng với Cefotaxime, Ceftriaxone, Chloramphenicol lần lượt là 45,8%, 41,7%, 12,5%. Kết luận: Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn đối với một số nhóm kháng sinh phổ rộng ngày càng cao. Sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý và lạm dụng thuốc kháng sinh làm tăng tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Anh Thơ (2014), “Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị Viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện sản nhi Nghệ An”.
2. Dương Thị Hồng Ngọc (2020), “Căn nguyên và mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây Viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi”, Tạp chí y học dự phòng tháng 6/2020.
3. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2016), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của Viêm phổi do vi khuẩn và tính nhạy cảm với kháng sinh của một số loại vi khuẩn gây Viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi”.
4. Phạm Nhật Văn (2015), “Khảo sát tình hình kháng kháng sinh và xác định các typ huyết thanh bằng kỹ thuật sinh học phân tử của các chủng Streptococcus pneumoniae xâm lấn tại khu vực phía Nam Việt Nam”, Tạp chí y học dự phòng tháng 1/2014.
5. Nguyễn Thị Kim Loan (2017), “Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị Viêm phổi ở trẻ em tại Bệnh viện trường Đại Học Y Dược Huế”.
6. Phạm Anh Tuấn (2019), “Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh điều trị Viêm phổi mắc phải cộng đồng cho trẻ em tại Bệnh Viện Sản Nhi Quảng Ninh”.
7. Nathan AM, Teh CSJ, Jabar KA, Teoh BT, Tangaperumal A, Westerhout C, et al (2020), “Bacterial pneumonia and its associated factors in children from a developing country”.