ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐỐT SÓNG CAO TẦN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN

Thị Hiểu Nguyễn1,, Lê Lâm Ngô 1, Văn Giang Bùi 1,2
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp đốt sóng cao tần trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện K3. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 71 bệnh nhân chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan được điều trị bằng sóng cao tần (Radio ablation frequency - RFA) có kết hợp hoặc không kết hợp với nút mạch hóa chất (Transcatheter arterial chemoebolizatiom- TACE), trong thời gian thực hiện từ tháng 3/2020- tháng 5/2021. Tiến hành được đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị dựa trên các đặc điểm hình ảnh cùng xét nghiệm AFP trước và sau điều trị, trong thời gian thực hiện từ tháng 3/2020-tháng 5/2021. Kết quả: Bệnh nhân trong nghiên cứu có tuổi trung bình 59,39 tuổi; tỉ lệ nam/nữ: 80.3%/19.7%; tỉ lệ mắc bệnh viêm gan B: 93%; viêm gan C: 11,3%. Tính chất u: Vị trí u chủ yếu ở hạ phân thùy (HPT) V và VI; 86% có xơ gan; 51% có kết hợp TACE. Hiệu quả của phương pháp: tỉ lệ điều trị thành công 80,3%; thời gian tái phát trung bình 10,58 tháng; Tỉ lệ tái phát gần là 12,3%; tái phát xa 10,6%. Tỷ lệ AFP sau điều trị/trước điều trị 19.3%/80.7%. Biến chứng sau RFA tỉ lệ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch cửa mới1,8%; Tỉ lệ gặp abcess là 2,8%; u gan vỡ: 1,4%. Kết luận: RFA là phương pháp điều trị triệt căn, cho hiệu quả điều trị HCC (Hepatocellular carcinoma) tốt, tuy nhiên cần phải theo dõi sát sau điều trị phát hiện tái phát sớm và có hướng điều trị tiếp hợp lý với từng trường hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Thuấn, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư thường gặp. Nhà xuất bản Y học. 2019: pp. 391-401.
2. World Health Organization, Hepatocellular carcinoma. GLOBOCAN. 2018: pp. 23-45.
3. Bộ Y Tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Nhà xuất bản Y học. 2020: pp. 3-20.
4. Dong Ho Lee, Thermal injury–induced hepatic Parenchymal hypoperfusion: Risk of Hepatocellular Carcinoma Recurrence after Radiofrequency Ablation. Radiology. 2016: pp. 1-12.
5. Zeno Sparchez, Prognostic Factors afer Percutaneous Radiofrequency Ablation in the Treatment of Hepatocellular Carcinoma. Impact of Incomplete Ablation on Recurrence and Overall Survival Rates. J Gastrointestin Liver Dis. 2018: pp. 400-410.
6. Nguyễn Cao Cương, Nghiên cứu kết quả sớm điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng sóng cao tần. Tạp chí Y học Việt Nam. 2018: pp. 23-30.