ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO CẤP Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và kết quả điều trị nhồi máu não cấp ở người 18 - 45 tuổi tại bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhồi máu não cấp, trong độ tuổi từ 18 – 45, điều trị tại trung tâm cấp cứu A9 và trung tâm đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11/2019 đến tháng 6/2021, theo dõi kết cục lâm sàng sau khi ra viện 90 ngày. Kết quả: Tổng số đối tượng nghiên cứu là 91 bệnh nhân, trong đó nam giới chiếm tỉ lệ 69,2% cao hơn nữ giới 30,8%. Tuổi trung bình: 37,62 (SD: ± 5,83), nhóm tuổi từ 40 – 45 tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất 49,4%, nhóm tuổi 18 – 29 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất 8,8%. Số bệnh nhân nhập viện trong vòng 3 giờ đầu sau khởi phát chiếm 23,1%, sau 3 giờ - 4,5 giờ chiếm 6,6%, 4,5 giờ - 6 giờ 16,5%, số bệnh nhân nhập viện sau 6 giờ chiếm tỉ lệ cao nhất 53,8%. Trong các yếu tố nguy cơ, thường gặp nhất là tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa lipid lần lượt là 19,8% và 24,2%, đái tháo đường 3,3%, rung nhĩ chiếm 11%, thừa cân là 12,2%. Phân loại theo TOAST, nguyên nhân bệnh mạch máu lớn chiếm tỉ lệ cao nhất 31,9%, nguyên nhân mạch máu nhỏ chiếm 23,1%, thuyên tắc mạch từ tim chiếm 14,3%; 19,8% nguyên nhân không xác định, 10,9% nguyên nhân xác định khác. Tại thời điểm ra viện, 56,1% bệnh nhân có kết cục thần kinh tốt điểm mRS 0-1, số bệnh nhân có kết quả không tốt điểm mRS 2-6 chiếm 43,9%. Sau 90 ngày, bệnh nhân có điểm mRS 0 -1 chiếm 79,1%, tăng gấp 1,8 lần. Kết luận: Kết quả điều trị bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não người trẻ tại bệnh viện Bạch Mai có tỉ lệ hồi phục tốt ở cả nhóm điều trị can thiệp và điều trị nội khoa đơn thuần.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đột quỵ nhồi máu não cấp, người trẻ, kết quả điều trị
Tài liệu tham khảo
2. Feigin VL et al, Update on the global burden of ischemic and hemorrhagic stroke in 1990–2013: the GBD 2013 study. Neuroepidemiology. 2015; 45:161–76.
3. Adams Jr HP, Bendixen BH, Kappelle LJ, et al. Classification of subtype of acute ischemic stroke. Definitions for use in a multicenter clinical trial. TOAST. Trial of Org 10172 in Acute Stroke Treatment. stroke. 1993; 24(1):35-41.
4. Ji R, Schwamm LH, Pervez MA, Singhal AB. Ischemic stroke and transient ischemic attack in young adults: risk factors, diagnostic yield, neuroimaging, and thrombolysis. JAMA neurology. 2013;70(1):51-7.
5. Kwon SU, Kim JS, Lee JH, Lee MC. Ischemic stroke in Korean young adults. Acta Neurol Scand. 2000;101:19–24.
6. Lee TH, Hsu WC, Chen CJ, Chen ST. Etiologic study of young ischemic stroke in Taiwan. Stroke. 2002;33(8):1950-1955.