PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CẦN THƠ 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Viêm khớp là bệnh lý xương khớp phổ biến, ảnh hưởng cả nam lẫn nữ, đặc biệt ở độ tuổi trung niên. Tại Việt Nam, khoảng 700 người trên mỗi triệu dân mắc bệnh này. Bệnh không chỉ gây tổn thương khớp mà còn ảnh hưởng đến tim, phổi, thần kinh và có nguy cơ gây tàn phế nếu không điều trị kịp thời. Dù không gây tử vong trực tiếp, viêm khớp có thể làm giảm nghiêm trọng chất lượng sống và khả năng lao động. Việc điều trị hiện nay gồm nhiều nhóm thuốc như NSAID, corticoid, opioid..., nhưng cần thận trọng do nguy cơ tác dụng phụ, nhất là trên đường tiêu hóa. Chẩn đoán sớm và điều trị đúng giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm khớp ở bệnh nhân và khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế dưới dạng mô tả cắt ngang, không đối chứng, thực hiện trên 100 đơn thuốc được thu thập từ bệnh nhân viêm khớp đã điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ trong năm 2021. Kết quả: Khảo sát 100 đơn thuốc của bệnh nhân viêm khớp tại phòng khám Đa khoa Cần Thơ (01–06/2023) cho thấy: Bệnh chủ yếu gặp ở người từ 61 tuổi trở lên (56%), nữ chiếm đa số (76%). Mẫu nghiên cứu gồm 11 nhóm bệnh viêm khớp, trong đó thoái hóa đa khớp chiếm 58%, tiếp theo là thoái hóa cột sống (10%) và viêm khớp dạng thấp (9%). 100% bệnh nhân có bệnh kèm, phổ biến là trào ngược dạ dày (48%) và rối loạn chuyển hóa (22%). Về điều trị, 89% bệnh nhân dùng paracetamol giảm đau, 90% được chỉ định thuốc kháng viêm không steroid, chủ yếu là celecoxib (49%) và meloxicam (5%). Việc sử dụng các thuốc kháng viêm tuân thủ nguyên tắc không phối hợp cùng lúc các thuốc trong nhóm. Kết quả phản ánh đặc điểm lão hóa khớp, tỉ lệ bệnh lý đi kèm cao và xu hướng điều trị ưu tiên hiệu quả-an toàn. Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu cho thấy viêm khớp thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ, với tỷ lệ thoái hóa đa khớp chiếm ưu thế. Hầu hết bệnh nhân đều có bệnh mắc kèm, phổ biến nhất là trào ngược dạ dày – thực quản và rối loạn chuyển hóa. Việc sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm không steroid được bác sĩ chỉ định hợp lý, tuân thủ đúng nguyên tắc. Điều này phản ánh xu hướng điều trị chú trọng đến hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân cao tuổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm khớp người cao tuổi, thoái hóa đa khớp, điều trị hợp lý
Tài liệu tham khảo

2. Trần Ngọc Ân. Viêm khớp: Phân loại, chẩn đoán và điều trị. Tạp chí Y học Thực hành, 2018; số 3(105): 12–16.

3. Hội Cơ xương khớp Việt Nam. Báo cáo thường niên 2020.

4. WHO. The Bone and Joint Decade 2011–2020. [Online]. Available at: https://www.who.int

5. Nguyen T.M. et al. Disability from Arthritis in Vietnam: A 5-year follow-up. Int J Rheumatol, 2019.

6. Gabriel SE. Cardiovascular morbidity and mortality in rheumatoid arthritis. Am J Med. 2008.

7. Goodman & Gilman's: The Pharmacological Basis of Therapeutics, 13th Ed.

8. Bombardier C. et al. Comparison of upper gastrointestinal toxicity of rofecoxib and naproxen in patients with rheumatoid arthritis. NEJM, 2000.
