NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

Bùi Thị Mỹ Lệ1,, Trần Thị Hải Hà1, Nguyễn Thế Anh1, Phạm Thị Diệu Huyền1
1 Bệnh viện Hữu Nghị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan với bệnh động mạch chi dưới ở bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa Tim mạch, Bệnh viện Hữu Nghị. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 356 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn. Trong đó nam giới chiếm 77,8%, cao hơn nhiều so với nữ giới (22,2%). Bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 78,45, tuổi cao nhất là 96 tuổi, thấp nhất là 60 tuổi. Nhóm bệnh nhân có từ 2 yếu tố nguy cơ chính của bệnh động mạch chi dưới trở lên chiếm 93%. 16,6% bệnh nhân hẹp ≥ 50% động mạch chi dưới, chủ yếu gặp tổn thương ở các động mạch tầng dưới gối có 42 bệnh nhân có triệu chứng đau cách hồi, chiếm 11,8%. Bệnh nhân hút thuốc, mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị hẹp động mạch chi dưới ≥ 50% cao hơn so với bệnh nhân không hút thuốc lá, không đái tháo đường. Bệnh nhân có từ 2 yếu tố nguy cơ tim mạch trở lên có nguy cơ bị hẹp động mạch chi dưới ≥ 50% cao hơn so với bệnh nhân có một yếu tố nguy cơ tim mạch. Kết luận: Các bệnh nhân tăng huyết áp có nguy cơ hẹp động mạch chi dưới. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. PT Son, Quang NN, Viet NL, Khai PG, Wall S, Weinehall L, Bonita R and Byass P (2012), “Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension in Vietnam-results from a national survey”, J Hum Hypertens, Volume 26(4), pp.268-280.
2. Bộ Y tế (2012), Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu các yếu tố nguy cơ của một số bệnh không lây nhiễm tại 8 tỉnh/thành phố của Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.
3. Darling, J.; Bodewes, T.; Deery, S.; Guzman, R.; Wyers, M.; Hamdan, A.; Verhagen, H.J.; Schermerhorn, M.L. Outcomes after frst-time lower extremity revascularization for chronic limb-threatening ischemia between patients with and without diabetes. Vasc. Surg. 2018, 67, 59–69.
4. Peige Song, PhD, Diana Rudan, MD et al (2019). Global, regional, and national prevalence and risk factors for peripheral artery disease in 2015: an updated systematic review and analysis. The Lancet, 7, 1020-1030.
5. Hirsch AT, Criqui MH, Treat-Jacobson D, et al. Peripheral arterial disease detection, awareness, and treatment in primary care. JAMA 2001;286:1317-24.
6. Trần Huyền Trang, Đánh giá kết quả sau can thiệp qua da trong điều trị bệnh động mạch chi dưới mạn tính giai đoạn thiếu máu chi trầm trọng, Luận văn BSNT năm 2014.
7. Nguyễn Mạnh Hà, Nghiên cứu bệnh động mạch chi dưới trên bệnh nhân có nguy cơ cao tại viện Tim Mạch Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ Y học, 2013.
8. Nguyễn Duy Thắng, Kết quả áp dụng phương pháp phẫu thuật phối hợp can thiệp nội mạch một thì điều trị bệnh thiếu máu mạn tính chi dưới, Luận án tiến sĩ y học năm 2018.
9. Linda Harris và Macciej Dryjski (2016). Epidemiology, risk factors, and natural history of peripheral artery disaese.