BIỂU HIỆN YẾU TỐ TĂNG TRƯỞNG KHI SỬ DỤNG FIBRIN GIÀU TIỂU CẦU TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU CÓ TIÊU XƯƠNG THEO CHIỀU DỌC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mức độ hiện diện của các yếu tố tăng trưởng (GFs) PDGF, VEGF và TGF-β1 trong dịch khe nướu khi sử dụng fibrin giàu tiểu cầu (A-PRF) trong điều trị viêm nha chu có tiêu xương theo chiều dọc. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu với thiết kế nửa miệng thực hiện trên 23 bệnh nhân (46 vị trí viêm nha chu có tiêu xương theo chiều dọc). Sang thương nha chu được phân chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm: nhóm can thiệp có sử dụng A-PRF và nhóm chứng. Thu thập dịch khe nướu và đánh giá nồng độ các GFs PDGF, VEGF và TGF-β1 vào các ngày 0 (ngay trước phẫu thuật), ngày 1, 3, 7, 14, 21 và 30 sau phẫu thuật. Kết quả: Nồng độ GFs (PDGF-BB, VEGF và TGF-β1) ở nhóm có sử dụng A-PRF cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê ở giai đoạn sớm (ngày 1, ngày 3), ở các thời điểm ngày 7, 14, 21 và 30 sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Xu hướng phóng thích PDGF-BB, VEGF và TGF-β1 theo thời gian giống nhau trên cả hai nhóm: cao nhất ở ngày 1 sau phẫu thuật và giảm dần đến ngày 30. Kết luận: Các yếu tố tăng trưởng trong dịch khe nướu gia tăng ở giai đoạn sớm khi sử dụng fibrin giàu tiểu cầu trong điều trị viêm nha chu có tiêu xương theo chiều dọc, điều này cho thấy tiềm năng lớn trong tái tạo mô nha chu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm nha chu, fibrin giàu tiểu cầu, yếu tố tăng trưởng, dịch khe nướu
Tài liệu tham khảo

2. Raja S., Byakod G., Pudakalkatti P., et al. (2009), “Growth factors in periodontal regeneration”, Int J Dent Hygiene, 7, pp. 82-89.

3. Bahammam M. A., Attia M. S., (2021), “Epression of vascular endothelial growth factor using platelet rich fibrin (PRF) and nanohydoxyapatite (nano-HA) in treatment of periodontal intra-bony defects-a randomized controlled trial”, Saudi J Biol Sci, 28(1), pp. 870-878.

4. Kuru L., Griffiths G. S., Petrie A., et al. (2004), “Changes in transforming growth factor-beta1 in gingival crevicular fluid following periodontal surgery”, J. Clin. Periodontol, 31, pp. 527-533.

5. Lekovic V., Milinkovic I., Aleksic Z., et al. (2011), “Platelet rich fibrin and bovine porous bone mineral vs. platelet-rich fibrin in the treatment of intrabony periodontal defects”, J Periodontal Res, 47(4), pp. 409-417.

6. Gamal A. Y., Abdel Ghaffar K. A., Lacono V., J., et al. (2016), “Grevicular fluid vascular endothelial cell growth factor and platelet-derived growth factor-BB release profile following the use of perforated barrier membranes during treatment of intrabony defects: a randomized clinical trial”, J Periodont Res, 51, pp. 407-416.

7. Pirebas H. G., Hendek M. K., Kisa U., et al. (2018), “Effect of titanium-prepared platelet rich fibrin on the angiogenic biomarkers in gingival crevicular fluide in infrabony defects of patients with chronic periodontitis: A randomized controlled clinical trial”, Niger J Clin Pract, 21, pp. 69-75.

8. Joshi A. A., Padhye A. M., Gupta H. S., et al. (2019), “Platelet derived growth factor-BB levels in gingival crevicular fliud of localized intrabony defect sites treated with platelet rich fibrin membrane or collagen membrane containing recombinant human platelet derived gowth factor-BB: A randomized clinical and biochemical study”, J Periodontol, 90, pp. 701-708.
