TIẾN TRIỂN CỦA SCHöNLEIN - HENOCH THỂ BỤNG Ở TRẺ EM

Thị Hồng Hạnh Nguyễn 1, Thị Diệu Thúy Nguyễn 1,, Huyền Trang Lê 2, Văn Nhã Phan 1
1 Đại học Y Hà nội
2 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Henoch-Schönlein pupura (HSP) là bệnh viêm mạch hệ thống không rõ căn nguyên có tổn thương các mạch nhỏ do lắng đọng phức hợp miễn dịch IgA, biểu hiện chủ yếu trên da, ruột, thận, khớp. Triệu chứng tiêu hóa gặp phổ biến và là nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh nhập viện. Bệnh nhìn chung có tiên lượng tốt, tuy nhiên một số trường hợp tiến triển nặng. Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá tiến triển bệnh HSP thể bụng. Phương pháp:  134 trẻ được chẩn đoán HSP thể bụng lần đầu điều trị nội trú tại viện Nhi trung ương từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2021. Đây là nghiên cứu một loạt ca bệnh. Kết quả: Tuổi trung vị của trẻ  là 7 tuổi. Biểu hiện đau bụng gặp ở 100% trường hợp. Triệu chứng tiêu hóa xuất hiện trước phát ban gặp ở 35,8% các trường hợp. Các biến chứng bao gồm: xuất huyết tiêu hóa (44%), lồng ruột, viêm tụy cấp. Nhìn chung các tổn thương trong HSP đều có tiến triển tốt, tự khỏi trong vòng 1vài tuần đến 1 tháng. Tổn thương thận ở nhóm HSP thể bụng đơn thuần xuất hiện sau nhập viện 1 tuần đến 1 tháng, tỷ lệ này giảm dần ở tháng thứ 3. Tái phát xảy ra ở 28,4% bệnh nhân. Kết luận: Hầu hết bệnh nhân HSP tiến triển tốt, các triệu chứng tự hồi phục. Cần tiếp tục theo dõi nước tiểu ở tất cả các bệnh nhân mắc HSP để theo dõi tổn thương thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Oni L, Sampath S. Childhood IgA Vasculitis (Henoch Schonlein Purpura)—Advances and Knowledge Gaps. Frontiers in Pediatrics. 2019;7:257. doi:10.3389/fped.2019.00257
2. Yang Y-H, Yu H-H, Chiang B-L. The diagnosis and classification of Henoch–Schönlein purpura: An updated review. Autoimmunity Reviews. 2014;13(4-5):355-358. doi:10.1016/j.autrev.2014.01.031
3. Ozen S, Pistorio A, Iusan SM, et al. EULAR/PRINTO/PRES criteria for Henoch-Schonlein purpura, childhood polyarteritis nodosa, childhood Wegener granulomatosis and childhood Takayasu arteritis: Ankara 2008. Part II: Final classification criteria. Annals of the Rheumatic Diseases. 2010;69(5):798-806. doi:10.1136/ard.2009.116657
4. Chen S-Y, Kong M-S. Gastrointestinal manifestations and complications of Henoch-Schönlein purpura. Chang Gung Med J. 2004; 27(3):175-181.
5. Calvo-Río V, Hernández JL, Ortiz-Sanjuán F, et al. Relapses in patients with Henoch–Schönlein purpura: Analysis of 417 patients from a single center. Medicine. 2016;95(28):e4217. doi:10.1097/ MD.0000000000004217
6. Shah G. Clinical profile and pattern of Henoch-Schönlein purpura in children. J Patan Acad Health Sci. 2015;2(1):17-21. doi:10.3126/ jpahs. v2i1.20335
7. Ekinci RMK, Balci S, Sari Gokay S, et al. Do practical laboratory indices predict the outcomes of children with Henoch-Schönlein purpura? Postgrad Med. 2019;131(4):295-298. doi:10.1080/ 00325481.2019.1609814
8. Ozen S, Bilginer Y. Henoch-Schönlein purpura/immunoglobulin-A vasculitis. In: Rheumatology. Elsevier; 2015:1338-1343. doi:10.1016/B978-0-323-09138-1.00161-3