ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GẮNG SỨC BẰNG NGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC ĐIỆN TÂM ĐỒ Ở BỆNH NHÂN NHỊP CHẬM XOANG

Xuân Duy Nguyễn 1,, Trần Linh Phạm 2
1 Bệnh viện Quân Y 105
2 Viện Tim mạch Việt Nam- Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá khả năng gắng sức bằng nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ ở bệnh nhân nhịp chậm xoang và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến khả năng gắng sức ở nhóm bệnh nhân này. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Tim Việt Nam và Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 1/2020 đến tháng 9/2021. 60 bệnh nhân có nhịp chậm xoang dưới 50 lần/phút biểu hiện trên điện tâm đồ bề mặt khi nghỉ được đưa vào nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang. Các bệnh nhân lựa chọn vào nghiên cứu được đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng, và được đánh giá khả năng gắng sức bằng nghiệm pháp gắng  sức điện tâm đồ. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 55,12±13,08 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ: 1,50/1. Bệnh nhân trong nghiên cứu có khả năng gắng sức tối đa là 7,78±3,59 METs. Tỷ lệ không đạt 85% khả năng gắng sức tối đa dự đoán là 53,3%. Có 53,3% bệnh nhân mất khả năng điều biến tần số tim (CI<0,8). Trong phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, các yếu tố tuổi, giới, mắc rối loạn nhịp chậm có tương quan chặt chẽ với khả năng gắng sức của bệnh nhân theo phương trình: Khả năng gắng sức tối đa (METs) = 18,857 – 0,637 x Tuổi (năm) – 0,238 x Giới (Nam = 0; Nữ = 1) – 2,696 x Mắc rối loạn nhịp chậm. (R2 hiệu chỉnh = 0,793; p < 0,001).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chu Dũng Sĩ, Trần Văn Đồng, sự; PQKvc. Đặc điểm lâm sàng và rối loạn nhịp tim ở người bệnh có rối loạn nhịp chậm xoang được ghi trên Holter điện tim 24h ở người Việt Nam. Vietnam Journal of Physiology. 2016;20:9-16.
2. Fred M. Kusumoto, Mark H. Schoenfeld, Coletta Barrett, et al. 2018 ACC/AHA/HRS Guideline on the Evaluation and Management of Patients With Bradycardia and Cardiac Conduction Delay. Circulation. 2019;140:e382–e482.
3. Jensen PN, Gronroos NN, Chen LY, et al. Incidence of and risk factors for sick sinus syndrome in the general population. J Am Coll Cardiol. 2014; 64(6): 531–538.
4. Semelka M, Gera J Fau - Usman S, Usman S. Sick sinus syndrome: a review. Am Fam Physician. 2013;87(10):691-6.
5. Kodama S, Saito K Fau - Tanaka S, Tanaka S Fau - Maki M, et al. Cardiorespiratory fitness as a quantitative predictor of all-cause mortality and cardiovascular events in healthy men and women: a meta-analysis. JAMA. 2009;301(19):2024-35.
6. Eiran Z Gorodeski, Hemant Ishwaran, Eugene H Blackstone, Michael S Lauer. Quantitative electrocardiographic measures and long-term mortality in exercise test patients with clinically normal resting electrocardiograms. Am Heart J. 2009 Jul;158(1):61-70.e1.
7. Ellestad MH. Chronotropic incompetence. The implications of heart rate response to exercise (compensatory parasympathetic hyperactivity?). Circulation. 1996 Apr 15;93(8):1485-7.
8. Chen MS, Blackstone Eh Fau - Pothier CE, Pothier Ce Fau - Lauer MS, Lauer MS. Heart rate recovery and impact of myocardial revascularization on long-term mortality. Circulation. 2004;110:2851–2857.