NHẬN XÉT NỒNG ĐỘ AFP, AFP-L3, PIVKA II VÀ ĐẶC ĐIỂM SIÊU ÂM Ổ BỤNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN B TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Cẩm Phương Phạm 1,, Đức Luân Nguyễn 1, Thuận Lợi Nguyễn 1, Quang Hùng Nguyễn 1, Hữu Bảng Nguyễn 2, Quang Liêu Đậu 3, Thùy Nga Hoàng 3, Thị Chi Nguyễn 3, Thị Huyền Trang Võ 1, Thị Hoa Mai Nguyễn 1, Thị Phương Nhung Ngô 2, cộng sự và 1,2,3
1 Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai
2 Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét nồng độ AFP, AFP-L3, PIVKA II và đặc điểm siêu âm ổ bụng ở bệnh nhân viêm gan B tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 311 bệnh nhân viêm gan B được làm xét nghiệm AFP, AFP-L3, PIVKA II và siêu âm ổ bụng từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 3 năm 2021. Kết quả nghiên cứu: Nhóm tuổi thường gặp nhất từ 41-70 tuổi (68,5%). Tuổi trung bình 48,7±12,3 tuổi, bệnh gặp nhiều ở nam hơn nữ (gấp 2,5 lần). Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất gồm: chán ăn (25,7%), mệt mỏi (32,5%), đau bụng hạ sườn phải (16,7%), chướng bụng (16,7%), vàng da (17,4%). 77,5% bệnh nhân không có xơ gan, và 22,5% bệnh nhân có xơ gan. 2,3% bệnh nhân mắc cả viêm gan B và viêm gan C. Giá trị trung vị của AFP, AFP-L3, PIVKA ở nhóm tăng các chỉ số này lần lượt là 17,2 ng/mL; 9,4% và 24,0 mAU/mL tương ứng. Có  7,4% bệnh nhân có khối u gan trên siêu âm trong đó 78,3% u gan có kích thước dưới 3 cm. Các tổn thương u gan đều là tổn thương lành tính. Kết luận: Nồng độ AFP, AFP-L3, PIVKA ở bệnh nhân viêm gan B có kèm theo xơ gan hoặc không và ngưỡng tăng không cao. Với nhóm bệnh nhân này cần lưu ý để theo dõi định kỳ nhằm phát hiện sớm ung thư gan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, Laversanne M, Soerjomataram I, Jemal A, Bray F. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021 May;71(3):209-249. doi: 10.3322/caac.21660. Epub 2021 Feb 4. PMID: 33538338.
2. Trần Bảo Nghi (2016). Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học. Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y dược Huế.
3. Gabriele Ricco, Chiara Cosma, Giorgio Bedogni et al (2020), Modeling the time-related fluctuations of AFP and PIVKA-II serum levels in patients with cirrhosis undergoing surveillance for hepatocellular carcinoma. Cancer Biomark, 2020 29(2):189-196.
4. Robert J Wong, Aijaz Ahmed , Robert G Gish (2015), Elevated alpha-fetoprotein: differential diagnosis - hepatocellular carcinoma and other disorders, Clin Liver Dis, 2015, May;19(2):309-23.
5. S. Berhane, H. Toyoda, T. Tada et al (2016). Role of the GALAD and BALAD-2 Serologic Models in Diagnosis of Hepatocellular Carcinoma and Prediction of Survival in Patients. Clin Gastroenterol Hepatol, 14 (6), 875-886.e876.
6. Chih-Wei Yen , Yuan-Hung Kuo , Jing-Houng Wang et al (2018), Did AFP-L3 save ultrasonography in community screening? Kaohsiung J Med Sci, 2018 Oct;34(10):583-587.