XÁC ĐỊNH TRUNG VỊ CỦA CÁC BIOMARKER TRONG TẦM SOÁT LỆCH BỘI QUÝ 1 THAI KÌ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thay đổi nồng độ PAPP-A và free beta-hCG (fβ-hCG) trong máu mẹ được chứng minh là có liên quan đến nguy cơ mắc hội chứng Down ở thai nhi. Một số nghiên cứu cho thấy trung vị hai chất này thay đổi theo chủng tộc và không thể giải thích được bằng hiệu chỉnh cân nặng mẹ. Mỗi dân tộc nên có giá trị tham chiếu riêng cho dân số mình. Mục tiêu: Xác định giá trị trung vị của PAPP-A và fβ-hCG của dân số đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh (ĐHYD). Phương pháp: Nghiên cứu báo cáo loạt ca hồi và tiến cứu 2873 thai phụ đến khám tại đơn vị chẩn đoán trước sanh bệnh viện ĐHYD TP. Hồ Chí Minh được sàng lọc quí 1 thai kì bằng combined test. Kết quả: Trung vị dự đoán: PAPP-A=214,3 – 5,384 x (ngày tuổi thai) + 0,03415 x (ngày tuổi thai)2 r=0,9677; fβ-hCG = 10^ (-0,06799 x (ngày tuổi thai) + 7,581) r= 0,991; Mô hình điều MoM theo cân nặng mẹ: PAPP-A MoM hiệu chỉnh = 0,3628*EXP(0,01705*cân nặng Kg); fβ-hCG MoM hiệu chỉnh = 1,665*EXP(-0,005857*cân nặng Kg); Trung vị MoM PAPP-A khi sử dụng mô hình đặc trưng cho dân số ĐHYD là 0,896 khác biệt với trung vị MoM PAPP-A khi sử dụng mô hình của FMF là 1,064 (95% CI, p< 0.05). Trung vị MoM fβ-hCG khi sử dụng mô hình đặc trưng cho dân số ĐHYD là 1,221 khác biệt với trung vị MoM fβ-hCG khi sử dụng mô hình của FMF là 1,433 (95% CI, p< 0.05). So sánh hai mô hình: Tỉ lệ dương tính của test sàng lọc khi áp dụng MoM- FMF là 7,62%.Tỉ lệ dương tính của test sàng lọc khi áp dụng MoM-ĐHYD là 8,8%. Khi áp dụng MoM-ĐHYD: Tỉ lệ phát hiện là 100%. Tỉ lệ tiên đoán dương: 7,11%; Tỉ lệ dương giả: 8,18%. Kết luận: Mỗi chủng tộc nên áp dụng giá trị trung vị PAPP-A và fβ-hCG riêng của dân số mình cho sàng lọc lệch bội ba tháng đầu thai kì bằng combined test.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chủng tộc, hội chứng Down, sàng lọc trước sanh, ba tháng đầu, PAPP-A, Free beta-hCG
Tài liệu tham khảo
2. Brambati B, Tului L, Bonacchi I et al (1994), “Serum PAPP-A and Free -βhCG are first-trimester screening markers for Down syndrome”, Prenat Diagn, 14, pp. 1043–7.
3. Kagan KO, Wright D, Spencer K, Molina FS, Nicolaides KH. (2008), “First-trimester screening for trisomy 21 by free beta-human chorionic gonadotropin and pregnancyassociated plasma protein-A: impact of maternal and pregnancy characteristics”, Ultrasound Obstet Gynecol, 31(5), pp. 493–502.
4. Leung TY, Spencer K, Leung TN, Fung TY, Lau TK (2006), “Higher median levels of Free -βhCG and PAPP-A in the first trimester of pregnancy in a Chinese ethnic group. Implication for first trimester combined screening for Down's syndrome in the Chinese population”, Fetal Diagn Ther, 21(1), pp. 140–3.
5. O'Brien JE, Dvorin E, Drugan A. et al (1997), “Race-ethnicity-specific variation in multiple-marker biochemical screening: alpha-fetoprotein, hCG, and estriol”, Obstet Gynecol, 89(3), pp. 355–8.
6. Spencer K., Ong CY, Liao AW, Nicolaides KH. (2000), “The influence of ethnic origin on first trimester biochemical markers of chromosomal abnormalities”, Prenat Diagn, 20, pp. 491–4.
7. Suchaya Luewan, Supatra Sirichotiyakul, Yuri Yanase, Kuntharee Traisrisilp, Theera Tongsong (2016), “Median levels of serum biomarkers of fetal Down syndrome detected during the first trimester among pregnant Thai women”, International Journal of Gynecology and Obstetrics,117, pp. 140–143.
8. Wright D., Syngelaki A., Bradbury I. et al (2014), “First-Trimester Screening for Trisomies 21, 18 and 13 by Ultrasound and Biochemical Testing”, Fetal Diagn Ther, 35, pp. 118–126.