HẠ CANXI MÁU Ở TRẺ DƯỚI 2 TUỔI: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÓA SINH

Thị Thúy Hòa Phạm 1, Chí Dũng Vũ 2,
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hạ canxi máu là rối loạn không hiếm gặp ở trẻ em đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi. Biểu hiện lâm sàng đa dạng từ không có triệu chứng, co giật, li bì, bú kém, thậm chí có các biểu hiện nặng như bệnh cảnh sốc tim và rối loạn nhịp tim. Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng và hóa sinh của hạ canxi máu ở trẻ dưới 2 tuổi. Đối tượng và phương pháp: 20 trẻ dưới 2 tuổi được chẩn đoán hạ canxi máu điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong 18 tháng (10/2019 - 4/2021), nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh. Kết quả: tuổi xuất hiện triệu chứng phổ biến nhất làdưới 2 tháng (80%). Các triệu chứng lâm sàng bao gồm co giật (95%), kích thích – quấy khóc nhiều (45%), li bì(10%)  và 2 trẻ có rối loạn nhịp tim Qtc kéo dài.Nồng độ canxi máu giảm nặng với mức canxi toàn phần là 1,32±0,22 mmol/l, canxi ion là 0,7±0,15 mmol/l, nồng độ vitamin D máu trung bình giảm (21,25± 15,85 nmol/l). Kết luận:Tỷ lệ cao hạ canxi máu gặp ở trẻ dưới 2 tháng tuổi với triệu chứng lâm sàng chính là co giật. Bổ sung vitamin D cho trẻ ngay sau sinh, bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý giàu canxi và vitamin D cho mẹ trong suốt quá trình mang thai và cho con bú giúp giảm nguy cơ hạ canxi ở trẻ dưới 2 tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Shaw N. (2009). A Practical Approach to Hypocalcaemia in Children. Calcium and Bone Disorders in Children and Adolescents, 16, 73–92.
2. Muuns C.F ., Shaw N ., Kiely M., et al. 2016. Global consensus recommendation on prevention and management of nutritional rickets . J Clin Endocrinol Metab, 101(2):394-415
3. BinMohanna M.A., Raja’a Y.A., and Saif G.A. (2005). Prevalence of hypocalcemia in children examined for serum calcium in Sana’a, Yemen. Saudi Med J, 26(3), 457–459
4. Nguyễn Trọng Thành, Vũ Chí Dung. (2021). Đặc điểm lâm sàng, hóa sinh và một số nguyên nhân hạ canxi máu nặng ở trẻ bú mẹ. Tạp chí nghiên cứu y học, 140(4), 8-13.
5. Pankaj. (2011). Hypocalcemic cardiomyopathy presenting as cardiogenic shock. Annals of Pediatric Cadiology, 4(2):152-5.
6. Christopher S., Beate L., et al. (1996). Parathyroid hormone- related peptide (PTHrP) regulates fetal placental calcium transport through a receptor distinct from the PTH/ PTHrP receptor.Proc Nall Acad Sci U S A, 93(26):15233-15238.
7. Ismail J., Dawman L., Sankar J. (2015). Hypocalcemia, parathyroid hormone and calcitonin levels - association in critically ill children.Indian J Pediatr, 82(3), 210–211.