NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NỒNG ĐỘ DOPAMIN HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT

Phương Thảo Bùi1,, Xuân Tĩnh Đỗ 2
1 Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
2 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đặc điểm lâm sàng và nồng độ dopamine huyết tương ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang đặc điểm lâm sàng và nồng độ dopamine huyết tương ở 72 bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị nội trú tại khoa Tâm thần-Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 8/2020 đến tháng 1/2021. Kết quả: Nhóm tuổi thường gặp từ 21-30 tuổi chiếm 37,5%; nam 58,33%; nữ 41,67%; thể paranoid chiếm 87,50%. Bệnh nhân có 1 hoặc nhiều loại ảo thanh chiếm 83,33%, ảo thanh bình phẩm (66,67%), ảo thanh đàm thoại (61,67%). Bệnh nhân có 1 hoặc nhiều loại hoang tưởng chiếm 94,44%, hoang tưởng bị hại (76,47%), hoang tưởng bị theo dõi (51,47%). Các triệu chứng hay gặp: lười lao động và học tập (86,11%), cảm xúc bùng nổ (72,22%), giảm trí nhớ (81,94%), tư duy nhịp chậm, ngắt quãng (77,78%). Nồng độ dopamine huyết tương trung bình lần 1 của bệnh nhân 73,09±40,83pg/ml, nồng độ dopamine huyết tương trung bình lần 2 của bệnh nhân là 27,91±19,13pg/ml và  nồng độ dopamine huyết tương trung bình nhóm chứng 26,55±12,32pg/ml. Sự khác biệt nồng độ dopamine huyết tương giữa xét nghiệm lần thứ 1 và lần thứ 2; giữa xét nghiệm lần thứ 1 và nhóm chứng có ý nghĩa thống kê; sự khác biệt giữa xét nghiệm lần thứ 2 và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Bệnh tâm thần phân liệt thường gặp ở lứa tuổi từ 21-30, không khác biệt về giới. Các biểu hiện chủ yếu là ảo thanh, hoang tưởng, rối loạn cảm xúc, rối loạn chú ý-trí nhớ, rối loạn hình thức tư duy. Nồng độ dopamine huyết tương trung bình của bệnh nhân tâm thần phân liệt cao hơn so với nhóm chứng và giảm về mức bình thường sau khi điều trị 3 tuần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sadock B.J., Sadock V.A. (2008). “Schizophrenia”, Concise textbook of clinical psychiatry, Third edition, William and Wilkins, pp. 156-177.
2. Trịnh Văn Anh (2017). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng rối loạn tâm thần ở bệnh nhân tự sát. Luận án tiến sỹ, Học viện Quân Y, Hà Nội.
3. Nguyễn Thanh Bình (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nồng độ Dopamine huyết tương ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid. Luận án tiến sỹ, Học viện Quân Y, Hà Nội.
4. Rao M.L., Gross G., Halaris A. et al. (1993). “Hyperdopaminergia in schizophreniform psychosis: a chronobiological study”, Psychiatry Res, May, 47(2), pp. 187-203.
5 . Dávila R., Zumárraga M., Basterreche N. et al. (2007). “Plasma homovanillic acid levels in schizophrenic patients: correlation with negative symptoms”, Psychiatry Res., 30; 151(1-2), pp. 163-168.
6. Z.J.Zhang, M.Peet, C.N.Ramchand et al., (2001). “Plasma homovanillic acid in untreated schizophrenia — relationship with symptomatology and sex”, Journal of Psychiatric Research, Volume 35, Issue 1, pp. 23-28.