ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG KHUYÊT MI DƯỚI VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH KHUYẾT MI DƯỚI

Trọng Tiến Lê 1,, Thị Hồng Thúy Tạ 2, Thị Việt Dung Phạm 2
1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
2 Trường đại học Y Hà nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bài báo nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình che phủ khuyết tổn mi dưới. Nghiên cứu thực hiện trên 32 bệnh nhân với tổn khuyết mi dưới được phẫu thuật tạo hình che phủ tại Khoa Phẫu thuật tạo hình – Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn. Kết quả cho thấy đặc điểm tổn khuyết mi dưới do nguyên nhân chấn thương là chính tỉ lệ 56,3%; Khối u và sẹo co kéo mi dưới chiếm 43,7%. Trong nghiên cứu nhóm không có tổn thương bờ mi là chủ yếu (81,2%); vị trí tổn khuyết  trên hai vị trí chiếm (50%); về độ sâu tổn thương chia làm 2 nhóm: nhóm tổn thương bề mặt (56,2%) và nhóm tổn thương toàn bộ chiều dày mi (43,8%). Phương pháp tạo hình che phủ tổn khuyết: vạt tại chỗ (56,2%); Vạt lân cận (28%), ghép da (9,4%). Kết quả gần sau phẫu thuật 90,6% chức năng tốt và 68,8% thẩm mỹ tốt. Kết quả sau 3 tháng chức năng mi dưới đạt 93,8% tốt và thẩm mỹ mi dưới đạt 53,1% tốt. Như vây, khuyết mi dưới rất đa dạng về tổn thương, có nhiều phương pháp tạo hình che phủ từ đơn giản tới phức tạp. Mục tiêu giải quyết chức năng được đặt lên hàng đầu và có kết quả khả quan. Mục tiêu đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ vẫn còn là thách thức với các phẫu thuật viên tạo hình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Callahan C. “Entropion”, reconstructive surgery of the eyelids and ocular adnexa,.In:; 1966:120-130.
2. Hughes W.L. “A new method of rebuilding a lower – lid”, Arch. Ophth.17. In: ; 1973:1008-1017.
3. Mustarde J.C. “Reconstruction of the eyelid and eyebrows and correction of ptosis of the eyelid”, Plastic Surgery. In: ; 1979:280-298.
4. Fang S, Yang C, Zhang Y, et al. The Use of Composite Flaps in the Management of Large Full-Thickness Defects of the Lower Eyelid. Medicine (Baltimore). 2016;95(2). doi:10.1097/ MD.0000000000002505.
5. Pham Thị Việt Dung. Nghiên cứu tạo hình khuyết mi dưới bằng vạt nhánh trán động mạch thái dương nông.
6. Tabatabaei A, Kasaei A, Nikdel M, et al. Clinical Characteristics and Causality of Eye Lid Laceration in Iran. Oman Med J.2013;28(2): 97-101. doi: 10.5001/omj.2013.26.
7. Herzum H, Holle P, Hintschich C. (2001). “Lidverletzungen: epidemiologische Aspekte”, Augenheilkunde, Augenklinik, Universitat Muchen, 98 (11). In: ; :1079-1082.
8. F. Moschella, A. Cordova and C. Di Gregorio. Lower eyelid reconstruction by multiple subcurtaneous pedicle flaps: a new method.