NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC BIẾN CHỨNG CỦA PHÂU THUẬT CẮT AMIĐAN Ở NHỮNG BỆNH NHÂN TRÊN 45 TUỔI

Lê Phương Anh Nguyễn 1,, Xuân Thắng Tống 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Tai Mũi Họng TW

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các biến chứng của cắt amiđan ở những bệnh nhân trên 45 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả có theo dõi dọc, kết hợp hồi cứu và tiến cứu. Đối tượng: 60 bệnh nhân có chỉ định cắt amiđan được chẩn đoán và điều  trị tại bệnh viện Tai Mũi Họng TW giai đoạn 01/2019-8/2021. Kết quả: Tuổi 53,33 ± 7,48, bệnh nhân lớn tuổi nhất 80 tuổi, tỷ lệ nữ/ nam: 1,32/1. Chỉ số khối cơ thể 22,77± 2,78. Những chỉ định phẫu thuật chính: Viêm tái phát, nghi ngờ ác tính, quá phát, ung thư amiđan. Trong nhóm được phẫu thuật cắt amiđan đơn thuần: thời gian phẫu thuật trung bình  21,5± 3,9 phút, lượng máu mất đa số (85,4%) đa số ít hơn 5ml. Nhóm bệnh nhân phẫu thuật cắt amiđan kết hợp với phẫu thuật khác thời gian phẫu thuật và lượng máu mất trong mổ tăng phụ thuộc vào phẫu thuật kèm theo. Biến chứng chảy máu sau mổ 8,34% (5/60). 80% chảy máu đều nhẹ. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tuổi không thực sự là một chống chỉ định của phẫu thuật cắt amiđan. Chỉ định của phẫu thuật cắt amiđan ở những bệnh nhân trên 45 tuổi: Viêm nhiễm vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất ngoài ra có tỷ lệ cao liên quan đến khối u và ngủ ngáy. Những bênh nhân tên 45 tuổi amiđan bắt đầu xơ hóa, khó xác định ranh giới khi mổ và thường kém theo bệnh lý khác, dẫn tới tỉ lệ biến chứng chảy máu sau mổ tăng nhưng mức độ chảy máu sau mổ đa số đều nhẹ, không cần truyền máu hoặc can thiệp phẫu thuật. Tăng huyết áp có thể là yếu tố nguy cơ tăng chảy máu trong và sau mổ. Khâu ép trụ chủ động trong lúc mổ có thể làm giảm tỉ lệ chảy máu sau mổ đặc biệt là chảy máu muộn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Belloso A, Morar P et al (2006) Randomized – Controlled Study comparing post operative pain between coblation palatoplasty and laser palatoplasty, Clin Otolaryngol, Apr (2): 138-143
2. Trần Công Hòa, Nguyễn Khắc Hòa, Nguyễn Thanh Thủy (2003). Phẫu thuật cắt Amiđan: nhận xét 3962 trường hợp tại viện tai mũi họng. Nội san Tai mũi họng 2003
3. Springer-Verlag Berlin Heidelberg (2014) Mortality after tonsil surgery, a population study, covering eight years and 82,527 operations in Sweden
4. Hoàng Anh (2015). Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt amiđan bằng dao plasma tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đại học Y Hà Nội.
5. Phạm Anh Tuấn (2017). Đánh giá kết quả cắt amiđan bằng dao điện, coblator và plasma. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Võ Hoài Nam (2016). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của hội chứng ngừng thở lúc ngủ do tắc nghẽn. Đại học y Hà Nội.
7. Nguyễn Tuấn Sơn (2012). Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả điều trị của phương pháp cắt amiđan bằng dao điện đơn cực. Đại học Y Hà Nội.
8. Nguyễn Thanh Thủy (2004). Nhận xét về tình hình chảy máu sau cắt Amiđan tại bệnh viện Tai mũi họng Trung ương từ 2001-2003. Đại học Y Hà Nội.
9. Jonhson, Rosen (2015) Bailey’s Head and neck surgery Otolaryngology. 5th Edition