ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM ÂM ĐẠO KHÔNG ĐẶC HIỆU TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

Thị Lệ Giang Trần 1, Cẩm Vân Trần 2,
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Da liễu Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm âm đạo không đặc hiệu tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 8/2020 - 8/2021. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 39 bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm âm đạo không đặc hiệu bằng tiêu chuẩn Amsel đến khám trong thời gian nghiên cứu. Kết quả: Bệnh thường gặp ở nhóm tuổi từ 18-30 tuổi (66,6%). Tiền sử sản phụ khoa liên quan nạo hút thai 33,3%, sảy thai 10,3%. Đa số bệnh nhân có triệu chứng cơ năng (61,5%), trong đó, thường gặp mùi khí hư (79,5%), ngứa rát âm hộ (48,7%), giao hợp đau (33,3%). Khám âm hộ âm đạo phát hiện 61,5% trường hợp viêm đỏ, đa số dịch nhiều 69,2%. Test sniff và tế bào clue dương tính ở 100% trường hợp, 66,7% có số lượng trực khuẩn gram âm từ 2+ trở lên, 94,9% số lượng lactobacilli từ 1+ trở xuống, độ lactobacilli IIb chiếm 51,3%, độ III 23,1%. Phân loại hệ vi sinh vật theo Nugent có 59% từ 4-6 điểm và 41% từ 7-10 điểm. Kết luận: Viêm âm đạo không đặc hiệu có xu hướng gặp ở phụ nữ trẻ, liên quan đến tiền sử thai sản và có biểu hiện rối loạn hệ vi sinh vật tại âm đạo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Javed A., Parvaiz F., Manzoor S. (2019). Bacterial vaginosis: An insight into the prevalence, alternative treatments regimen and it's associated resistance patterns. Microb Pathog, 127, 21-30.
2. Kamga Y.M., Ngunde J.P., Akoachere J.K.T. (2019). Prevalence of bacterial vaginosis and associated risk factors in pregnant women receiving antenatal care at the Kumba Health District (KHD), Cameroon. BMC Pregnancy Childbirth, 19(1), 1-8.
3. Lê Hiếu Hạnh, Lê Thái Vân Thanh, Văn Thế Trung (2019). Viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nữ tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh. Y học TP. Hồ Chí Minh, 23(1), 38-44.
4. Đinh Thị Huyền Ngọc (2013), Nghiên cứu hiệu quả điều trị của Gynoflor trong viêm âm đạo không đặc hiệu tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
5. Faisal M.M., Abdel-Gawad M.M., Fahmy R.A. et al (2019). Change in Vaginal Flora as Indicated by Pap Smear (Schröder’s Classification) in Women Using Levonorgestrel-Releasing Intrauterine System “Mirena”—Prospective Cohort Study. Open Journal of Obstetrics and Gynecology, 9(5), 631-642.
6. Ranjit E., Raghubanshi B.R., Maskey S. et al (2018). Prevalence of Bacterial Vaginosis and Its Association with Risk Factors among Nonpregnant Women: A Hospital Based Study. Int J Microbiol, 2018, 1-9.
7. Tamrakar R., Yamada T., Furuta I. et al (2007). Association between Lactobacillus species and bacterial vaginosis-related bacteria, and bacterial vaginosis scores in pregnant Japanese women. BMC Infectious Diseases, 7(1), 128.
8. Chooruk A., Utto P., Teanpaisan R. et al (2013). Prevalence of lactobacilli in normal women and women with bacterial vaginosis. J Med Assoc Thai, 96(5), 519-522.
9. Yan D.H., Lü Z., Su J.R. (2009). Comparison of main lactobacillus species between healthy women and women with bacterial vaginosis. Chin Med J (Engl), 122(22), 2748-2751.