NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG THẤT PHẢI TRÊN SIÊU ÂM TIM Ở BỆNH NHÂN HẸP VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ KHÍT

Mạnh Hùng Đỗ 1,, Thị Hải Yến Nguyễn 2, Thị Bạch Yến Nguyễn 2
1 Bệnh viện Bãi Cháy
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu tỷ lệ suy CN thất phải và mối liên quan giữa chức năng thất phải với một số thông số đánh giá mức độ hẹp van động mạch chủ và chức năng thất trái trên siêu âm tim ở nhóm bệnh nhân hẹp van động mạch chủ khít. Đối tượng: BN hẹp van ĐMC khít (theo tiêu chuẩn của hội siêu âm tim hoa kì: vận tốc tối đa qua van ˃ 4m/s, diện tích mở van động mạch chủ < 1cm2, chênh áp trung bình qua van ˃ 40 mmHg) đến khám  và điều trị tại Viện tim mạch từ tháng 8/2020-8/2021.Phương pháp nghiên cứu:  mô tả cắt ngang chùm ca bệnh. Chọn mẫu thuận tiện. Siêu âm tim đánh giá CN thất phải (TAPSE, FAC, S’, E/e’ thành bên van ba lá, chỉ số Tei mô thất phải, ĐK thất phải). Kết quả: 47 BN hẹp chủ khít đã được  nghiên cứu siêu âm tim. Tỷ lệ suy chức năng thất phải  toàn bộ (chỉ số Tei mô ˃0,54) là 68,1%,  suy chức năng tâm thu (S’< 9,5cm/s ) là 29,8%, (FAC < 35%) là 4,3%. Chỉ số TAPSE có tương quan vừa với vận tốc tối đa qua van động mạch chủ (r= 0,389, p<0,01). FAC, Tei mô thất phải, vận tốc sóng S’ đều có tương quan với chỉ số diện tích van động mạch (r= 0,361; -0,297; 0,302 p<0,05). Đường kính thất phải theo trục dọc (RVD3) có tương quan vừa với vân tốc tối đa qua van động mạch chủ (r= 0,38 p< 0,01) và diện tích van động mạch chủ (r= 0,313 p <0,05), chênh áp tối đa qua van (r= 0,411 p<0,01), chênh áp trung bình qua van (r=0,412 p< 0,01). Các chỉ số TAPSE, FAC, S’, Tei mô thất phải đều có tương quan khá chặt chẽ với phân suất tống máu EF của thất trái với hệ số tương quan lần lượt là (r= 0,512; 0,658; -0,372; 0,409; p< 0,01). Kết luận: Suy chức năng thất phải khá thường gặp ở BN hẹp chủ khít. Chức năng thất phải có tương quan với vận tốc tối đa qua van động mạch chủ (TAPSE), với chỉ số diện tích van đông mạch chủ (FAC, S’, Tei mô) và chức năng tâm thu thất trái .

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ren B, Spitzer E, Geleijnse ML, et al. Right ventricular systolic function in patients undergoing transcatheter aortic valve implantation: A systematic review and meta-analysis. Int J Cardiol. 2018;257:40-45. doi:10.1016/j.ijcard.2018.01.117
2. Right heart dysfunction in heart failure with preserved ejection fraction | European Heart Journal | Oxford Academic. Accessed August 11, 2021. https://academic.oup.com/ eurheartj/article/ 35/48/3452/472871?login=true
3. Santamore WP, Dell’Italia LJ. Ventricular interdependence: Significant left ventricular contributions to right ventricular systolic function. Progress in Cardiovascular Diseases. 1998;40 (4):289-308. doi:10.1016/S0033-0620(98)80049-2
4. Galli E, Guirette Y, Feneon D, et al. Prevalence and prognostic value of right ventricular dysfunction in severe aortic stenosis. Eur Heart J Cardiovasc Imaging. 2015;16(5):531-538. doi:10.1093/ehjci/jeu290
5. Nguyễn Thu Trang NTBY. Khảo sát chức năng thất phải bằng siêu âm tim ở bệnh nhân suy tim có EF<40% so với nhóm suy tim EF>40%. Published online 2020. http://thuvien.hmu.edu.vn/ pages/cms/FullBookReader.aspx
6. Nguyễn Tá Tâm NTBY. Bước đầu đánh giá chưc năng thất phải bằng chỉ số Tapse trên siêu âm tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên sau can thiệp. Published online 2017. http://t huvien.hmu.edu.vn/pages/cms/FullBookReader.aspx
7. Puwanant S, Priester TC, Mookadam F, Bruce CJ, Redfield MM, Chandrasekaran K. Right ventricular function in patients with preserved and reduced ejection fraction heart failure. European Journal of Echocardiography. 2009;10(6):733-737. doi:10.1093/ejechocard/jep052