KẾT QUẢ PHẪU THUẬT UNG THƯ LƯỠI GIAI ĐOẠN III, IV (M0) SAU HÓA CHẤT TÂN BỔ TRỢ TẠI BỆNH VIỆN K

Đức Toàn Trần 1,2,, Xuân Cường Đinh 2, Quốc Duy Ngô 2, Thế Đường Lê 2, Văn Quảng Lê 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn III,IV(M0) được phẫu thuật sau hóa chất tân bổ trợ tại bệnh viện K. Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm 63 bệnh nhân (BN) ung thư lưỡi được hóa chất tân bổ trợ sau đó phẫu tại khoa Ngoại Đầu cổ bệnh viện K trong thời gian từ T1/2014– T12/2020.  Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả lâm sàng hồi cứu kết hợp tiến cứu. Kết quả: Tuổi trung bình 51,3; nam/ nữ: 3,6/1; phát hiện u tại bờ lưỡi hay gặp nhất 87,3%; 53,9% u trên 4cm, 79,4% hạch dưới 3 cm, tỷ lệ dùng phác đồ hóa trị TCF 9,5% TC 57,1% CF 33,4%, tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn 11,1%, một phần 62,4%, giữ nguyên 26,3%. Phương pháp phẫu thuật chủ yếu cắt nửa lưỡi và vét hạch cổ 61,9%, tỷ lệ biến chứng phẫu thuật thấp , các biến chứng hay gặp nhất là hoại tử vạt và rò nước bọt chiếm 4,8%. Sống thêm toàn bộ sau 5 năm là 24,1%, của nhóm giai đoạn III là 48,1%, nhóm giai đoạn IV 8,1%. Kết luận: Ung thư lưỡi thường gặp ở nam giới trung niên, bệnh thường phát hiện ở giai đoạn tiến triển. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính. Điều trị hóa chất tân bổ trợ giúp thu gọn u và hạch, tạo thuận lợi cho phẫu thuật. Việc lựa chọn phác đồ hóa trị, phương pháp phẫu thuật cắt u và tái tạo khuyết tổn phụ thuộc thể trạng bệnh nhân, kinh nghiệm của bác sỹ điều trị. Thời gian sống thêm của nhớm giai đoạn III hơn nhóm giai đoạn IV(M0).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Quảng (2020). Ung Thư Đầu Cổ. Nhà xuất bản Y học.
2. Rivera C. Essentials of oral cancer(2015). Int J Clin Exp Pathol. 8(9):11884-11894.
3. Listl S, Jansen L, Stenzinger A, et al(2013). Survival of patients with oral cavity cancer in Germany. PLoS One. 8(1):e53415.
4. Pergolizzi S, Santacaterina A, Adamo B, et al(2011). Induction chemotherapy with paclitaxel and cisplatin to concurrent radiotherapy and weekly paclitaxel in the treatment of loco-regionally advanced, stage IV (M0), head and neck squamous cell carcinoma. Mature results of a prospective study. Radiation Oncology.6(1):162.
5. Ngô Xuân Quý (2020). Nghiên cứu kết quả hóa trị bổ trợ trước phác đồ TC và tỷ lệ bộc lộ một số dấu ấn liên quan đến ung thư lưỡi giai đoạn III-IV(M0).
6. Zhong LC, Lu F, Ma F, et al(2015). Ultrasound-guided fine-needle aspiration of thyroid nodules: does the size limit its efficiency? Int J Clin Exp Pathol.8(3):3155-3159.
7. Vokes EE, Stenson K, Rosen FR, et al(2003). Weekly carboplatin and paclitaxel followed by concomitant paclitaxel, fluorouracil, and hydroxyurea chemoradiotherapy: curative and organ-preserving therapy for advanced head and neck cancer. J Clin Oncol.
8. Zhong L ping, Zhang C ping, Ren G xin, et al(2013). Randomized Phase III Trial of Induction Chemotherapy With Docetaxel, Cisplatin, and Fluorouracil Followed by Surgery Versus Up-Front Surgery in Locally Advanced Resectable Oral Squamous Cell Carcinoma.
9. Schwam ZG, Sosa JA, Roman S, Judson BL(2015). Complications and mortality following surgery for oral cavity cancer: analysis of 408 cases. Laryngoscope. 125(8):1869-
10. Lê Văn Quảng (2013). Nghiên cứu điều trị ung thư lưỡi giai đoạn III,IV(M0) bằng cisplatin-5FU bổ trợ trước phẫu thuật và/hoặc xạ trị. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội