KHÁNG THỂ KHÁNG BÀO TƯƠNG BẠCH CẦU ĐA NHÂN TRUNG TÍNH TRONG BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG

Thị Tùng Lâm Đỗ 1,, Thị Vân Anh Phạm 1, Văn Đoàn Nguyễn1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát vai trò của các kháng thể kháng bào tương bạch cầu đa nhân trung tính trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống . Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 115 bệnh nhân được chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống theo tiêu chuẩn SLICC 2012 điều trị tại Trung Tâm Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2020 đến tháng 9/2021. Kết quả: Tỉ lệ ANCA , MPO – ANCA, PR3-ANCA dương tính lần lượt 33%, 3,5%, 32,2%. PR3-ANCA dương tính liên qua tới nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dưới 2 năm (p=0,05). Biểu hiện lâm sàng thường gặp trong nhóm bệnh nhân SLE với ANCA, c-ANCA dương tính là là đau khớp (57,9% và 56,8%), ban cánh bướm (26,3% và 24,3%), viêm phổi kẽ (26,3% và 24,3%), tràn dịch đa màng (34,2% và 35,1%) loét da, đầu chi (18,4% và 18,9%), Raynaud (16,2% và 16,7%) giảm C3 (97,4% và 97,3%), giảm C4 (84,2% và 83,8%) và 100% bệnh nhân SLE có ANCA, c – ANCA dương tính có dsDNA dương tính. ANCA dương tính ở bệnh nhân SLE liên quan tới các biểu hiện loét da, đầu chi (OR= 4,121, p = 0,038), Raynaud (OR= 7,258, p = 0,014), giảm C4 (OR= 4, p = 0,004), tăng dsDNA (OR= 1,561, p = 0,029), mức độ hoạt động bệnh nặng (OR=2,829, p=0,017) Kết luận: Ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, ANCA liên quan tới mức độ hoạt động bệnh nặng và tổn thương da, hiệ tượng Raynaud. Chưa thấy mối liên quan giữa ANCA với tổn thương thận trong SLE.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Daniel J, Hahn B. Dubois’Lupus Erythematosus and Relate Syndromes. 2019
2. Jakes RW, Bae S-C, Louthrenoo W, Mok C-C, Navarra SV, Kwon N. Systematic review of the epidemiology of systemic lupus erythematosus in the Asia-Pacific region: Prevalence, incidence, clinical features, and mortality. Arthritis Care & Research. 2012;64(2):159-168. doi:10.1002/ acr.20683
3. Kotzin BL. Systemic Lupus Erythematosus. Cell. 1996;85(3):303-306. doi:10.1016/S0092-8674(00)81108-3
4. Pauzner R, Urowitz M, Gladman D, Gough J. Antineutrophil cytoplasmic antibodies in systemic lupus erythematosus. J Rheumatol. 1994;21(9):1670-1673.
5. Galeazzi M, Morozzi G, Sebastiani GD, et al. Anti-neutrophil cytoplasmic antibodies in 566 European patients with systemic lupus erythematosus: prevalence, clinical associations and correlation with other autoantibodies. European Concerted Action on the Immunogenetics of SLE. Clin Exp Rheumatol. 1998;16(5):541-546.
6. Su F, Xiao W, Yang P, et al. Anti-neutrophil cytoplasmic antibodies in new-onset systemic lupus erythematosus. Anais Brasileiros de Dermatologia. 2017;92(4):466-469. doi:10.1590/abd1806-4841.20175476
7. Wang S, Shang J, Xiao J, Zhao Z. Clinicopathologic characteristics and outcomes of lupus nephritis with positive antineutrophil cytoplasmic antibody. Ren Fail. 2020;42(1):244-254. doi:10.1080/0886022X.2020.1735416
8. Nguyễn Hữu Trường. Nghiên cứu mối tương quan giữa mức độ hoạt động bệnh với một số tự kháng thể trong lupus ban đỏ hệ thống. Luận Văn Tiến Sĩ Học.2017:Trường Đại học Y Hà Nội.
9. I. M, M. D, K. H. Antineutrophil cytoplasmic antibodies in patients with systemic lupus erythematosus: prevalence, antigen specificity, and clinical associations. Rheumatology International. 2001;20(5):197-204. doi:10.1007/s002960100108