THỰC TRẠNG CẤP CỨU CHẤN THƯƠNG TRƯỚC VIỆN QUA CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG DO TAI NẠN GIAO THÔNG CẤP CỨU TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Văn Quỳnh Đinh 1,2,, Đức Chính Nguyễn 2, Hải Bằng Phạm 2
1 Trường Đại học Thăng Long
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cấp cứu trước viên (prehospital care), đặc biệt cấp cứu chấn thương quan trọng góp phần giảm nguy cơ biến chứng và tử vong, nhất là những trường hợp chấn thương sọ não (CTSN) do tai nạn giao thông (TNGT). Chúng tôi thực hiện nghiên cứu đánh giá thực trạng cấp cứu trước viện để đề ra khuyến nghị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân CTSN do TNGT được cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức trong thời gian từ 31/12/2020 đến 31/3/2021, không phân biệt giới, tuổi, địa phương và nghề, có hồ sơ đầy đủ, bao gồm cả các ca nặng về và tử vong. Số liệu được xử lý phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Tổng số 200 trường hợp cấp cứu CTSN nặng do TNGT, tuổi từ 21 – 60 chiếm 67,5%,  nam giới chiếm đa số 88,5%; Thương tổn phối hợp: hàm mặt chiếm 44%, chấn thương chi  chiếm 23,5%, chấn thương ngực kín 22%. Được cấp cứu ban đầu tại cơ sở y tế chiếm tỷ lệ 96,5%; Vận chuyển bằng xe cứu thương chiếm 98%; nhân viên y tế đi cùng chiếm 97%. Kỹ thuật đã làm: Ven truyền chiếm 97,5%, NKQ và khai thông đường thở 85% và 84,5%, nẹp cổ 37,5%. Xử trí tại viện: phẫu thuật cấp cứu chiếm 42%. Kết quả xử lý: nặng xin về chiếm 24,5%, tử vong chung chiếm 25%. Kết luận và khuyến nghị: Các trường hợp cấp cứu CTSN do TNGT tại bệnh viện Việt Đức thời gian gần đây được tiếp cận cấp cứu trước viện, hầu hết bệnh nhân được xử trí ban đầu tại cơ sở y tế và được vận chuyển xe cứu thương. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong còn cao, chúng tôi khuyến nghị cần tăng cường chất lượng cấp cứu trước viện nhất là với chấn thương sọ não.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. Prehospital trauma care systems. 2005
2. Naseef Abdullah, Colleen Saunders, Michael McCaul, Peter Nyasulu. A retrospective study of the pre-hospital trauma burden managed by the Western Cape Government Emergency Medical Services. SAJPEC | http://www.journals.ac.za/ index.php/sajpec/ | June 2021 Vol. 2(1): 18-26.
3. JICA. Báo cáo thực trạng hệ thống sơ cấp cứu tại Việt Nam giai đoạn 2007-2009. 2009.
4. Cục quản lý môi trường Y tế Việt Nam. Thống kê tử vong do tai nạn thương tích. 2014 - 2016.
5. Nguyễn Đức Chính, Đỗ Mai Dung, Trần Tuấn Anh, Ngô Thị Huệ. Tình hình tai nạn giao thông qua các trường hợp cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức 2016 – 2018. Tạp chí Y học Dự phòng, 2019, 29(8): 135-140.
6. Lương Mai Anh, Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Bích Hải. Kết quả triển khai chăm sóc chấn thương trước viện tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2013. Tạp chí Giao thông vận tải, 2016, 57: 134-137
7. Douglas N, Leverett J, Paul J, Gibson M, Pritchard J, Brouwer K, Edwards E, Carew J, Donovan J, Bourke E, Smith E. Performance of First Aid Trained Staff using a Modified START Triage Tool at Achieving Appropriate Triage Compared to a Physiology-Based Triage Strategy at Australian Mass Gatherings. Prehosp Disaster Med. 2020 Apr;35(2):184-188.