KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HẬU MÔN TIỀN ĐÌNH BẰNG PHẪU THUẬT ĐƯỜNG SAU TRỰC TRÀNG MỘT THÌ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị hậu môn tiền đình bằng phẫu thuật đường sau trực tràng một thì. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca bệnh bao gồm 41 trẻ nữ với dị tật hậu môn tiền đình được phẫu thuật tạo hình bằng đường sau trưc tràng một thì tại bệnh viện Nhi trung ương từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 10 năm 2020. Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm các đánh giá chi tiết phẫu thuật, các biến chứng, chức năng đại tiện sau phẫu thuật. Kết quả: Thời gian thực hiện phẫu thuật trung bình là 84,2 ±17,2phút. Thời gian hậu phẫu trung bình sau phẫu thuật là 5,6±1,8 ngày. Đánh giá theo tiêu chuẩn Krickenbeck đối với trẻ trên 36 tháng tuổi ghi nhận 24 trẻ có khả năng nín nhịn đại tiện chiếm tỷ lệ 97,6%. Biến chứng nhẹ: Thừa niêm mạc hậu môn chiếm (24,4%) hẹp hậu môn (2,4%), áp xe hậu môn (2,4%), viêm đỏ da quanh hậu môn (2,4%). Không tử vong. Kết quả đại tiện chung đạt loai tốt cao: 92,7% không bị són phân hoặc són phân mức độ nhẹ trong đó có 26,8% són phân độ 1. Kết luận: Phẫu thuật tạo hình hậu môn bằng đường sau trực tràng điều trị dị tật hậu môn tiền đình là phương pháp khả thi và an toàn. Những biến chứng sau phẫu thuật có thể được điều trị mang lại kết quả tốt giúp nâng cao chức năng đại tiện cho trẻ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hậu môn tiền đình, đường sau trực tràng, một thì
Tài liệu tham khảo
2. Ajay Narayan Gangopadhyay, Vaibhav Pandey. Anorectal malformations. J Indian Assoc Pediatr Surg 2015;20(1):10-15.
3. DeVries PA, Peña A. Posterior sagittal anorectoplasty. J Pediatr Surg. 1982;17(5):638-643.
4. Peña A. BA. Surgical treatment of colorectal problems in children. Springer publisher; 2015.
5. Nguyễn Thanh Liêm, Trần Anh Quỳnh, Phạm Duy Hiển. Điều trị dị tật hậu môn trực tràng bằng phẫu thuật một thì qua đường sau trực tràng giữ nguyên cơ thắt ở sơ sinh. Thông tin y dược. 2006;Chuyên đề phẫu thuật nhi:2-4.
6. Nguyen Thanh Liem, Tran Anh Quynh. One stage operation through modified posterior sagittal approach preserving the sphincter intact for anal agenesis with rectovestibular fistula. Journal of Pediatric Surgery. 2015;50:634-637.
7. Stephens F, Smith ED. Classification, identification, and assessment of surgical treatment of anorectal anomalies. Pediatric surgery international. 1986;1(4):200-205.
8. Nguyễn Thanh Liêm, Bùi Đức Hậu. Đánh giá kết quả lâu dài điều trị dị tật hậu môn trực tràng loại cao và trung gian bằng kĩ thuật tạo hình hậu môn trực tràng đường sau trực tràng cải tiến. Tạp chí y học thực hành. 2001;391:273 – 276.
9. Trần Anh Quỳnh. Nghiên cứu ứng dùng và đánh giá kết quả điều trị dị tật hậu môn trực tràng loại cao và ổ nhớp bằng phẫu thuật nội soi. Luận án tiến sỹ y học. 2017;Học viện quân y.