ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO DIỆN RỘNG BÁN CẦU CÓ ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN

Hồng Khôi Võ 1,2,, Văn Quân Nguyễn 3
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh Viện Đa khoa Cửa Đông

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học ở bệnh nhân nhồi máu não diện rộng bán cầu có đặt nội khí quản (NKQ). Đối tượng nghiên cứu: 31 bệnh nhân nhồi máu não diện rộng bán cầu có đặt NKQ điều trị tại Trung tâm thần kinh Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2020-7/2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 70,32±11,37 tuổi, nam giới chiếm 67,7%, tỷ lệ tử vong là 41,9%. Các triệu chứng lâm sàng khi khởi phát thường gặp bao gồm: liệt vận động (100%), rối loạn ngôn ngữ (100%), rối loạn ý thức (90,3%), quay mắt quay đầu (77,4%), rối loạn cơ tròn (74,2%). Điểm NIHSS trung bình lúc nhập viện là 21,81±3,53 điểm, điểm Glasgow trung bình lúc nhập viện là 11,87±1,15 điểm. Đặt nội khí quản do nguyên nhân thần kinh chiếm 80,6%; điểm Glasgow trung bình lúc đặt NKQ là 9,10±1,35 điểm; có 51,6% bệnh nhân bất thường kích thước đồng tử và 35,5% bệnh nhân mất phản xạ ánh sáng đồng tử lúc đặt NKQ. Điểm ASPECT trung bình lúc vào viện là 4,39±1,15 điểm; mức độ đè đẩy đường giữa trung bình là 7,03±3,83 mm, trong đó có 22,6% bệnh nhân đè đẩy đường giữa độ 3 (>10mm); chuyển dạng chảy máu chiếm 45,2%. Kết luận: Bệnh nhân nhồi máu não diện rộng bán cầu có đặt NKQ là một dạng nặng của đột quỵ nhồi máu não với các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học đa dạng, mức độ tàn tật nặng và nguy cơ tử vong cao (41,9%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gupta P, Prasad K, Kumar A, Kumar P, Bhatia R, Tripathi M. Clinical predictors and outcome of patients of acute stroke requiring ventilatory support: A prospective hospital based cohort study. Journal of the Neurological Sciences. 2014;337(1-2):14-17.
2. Vũ Anh Nhị, Trần Thanh Hùng (2012), “Kiểm định các yếu tố tiên lượng đột quỵ cấp có đặt nội khí quản”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 7 (số đặc biệt), tr. 267-270.
3. Berrouschot J, Rössler A, Köster J, Schneider D. Mechanical ventilation in patients with hemispheric ischemic stroke: Critical Care Medicine. 2000;28(8):2956-2961.
4. Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Văn Thông (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng bệnh nhân đột quỵ có đặt nội khí quản”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, số 7(Số đặc biệt), tr. 234 – 240.
5. Santoli F, De Jonghe B, Hayon J, et al. Mechanical ventilation in patients with acute ischemic stroke: survival and outcome at one year. Intensive Care Med. 2001;27(7):1141-1146.
6. Walcott BP, Miller JC, Kwon C-S, et al. Outcomes in Severe Middle Cerebral Artery Ischemic Stroke. Neurocrit Care. 2014;21(1):20-26.
7. Schielke E, Busch MA, Hildenhagen T, et al. Functional, cognitive and emotional long–term outcome of patients with ischemic stroke requiring mechanical ventilation. J Neurol. 2005;252(6):648-654.
8. Trần Thị Oanh (2018). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân nhồi máu não cấp trên lều tiểu não có thông khí cơ học. :27.
9. Mayer SA, Copeland D, Bernardini GL, et al. Cost and Outcome of Mechanical Ventilation for Life-Threatening Stroke. Stroke. 2000;31(10): 2346-2353.