NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ HẠ HỌNG CÓ KHỐI UNG THƯ NGUYÊN PHÁT THỨ HAI

Thị Trang Anh Tô1,, Xuân Thắng Tống1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư hạ họng có khối ung thư nguyên phát thứ hai. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Đối tượng: 41 bệnh nhân ung thư hạ họng có khối ung thư nguyên phát thứ hai tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương. Kết quả: Tỷ lệ xuất hiện khối ung thư nguyên phát thứ hai là 4,7%. 41 bệnh nhân ung thư hạ họng có khối ung thư nguyên phát thứ hai toàn bộ là nam giới, tuổi trung bình 57,34 ± 6,95, hầu hết có tiền sử sử dụng thuốc lá và rượu nhiều năm. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là rối loạn nuốt (97,6%): nuốt vướng 80,5%, nuốt đau 53,7%, nuốt nghẹn 14,6%, khàn tiếng 34,1%, bệnh nhân gầy sút cân rõ 24,4%. Hay gặp nhất khối u hạ họng ở giai đoạn T2 chiếm 46,3% và giai đoạn T3 chiếm 36,6%, 12,2% ở giai đoạn T1. Trên lâm sàng, có 90,2% bệnh nhân không nghi ngờ hạch di căn, có 7,3% bệnh nhân ở giai đoạn N1 và chỉ có 1 bệnh nhân ở giai đoạn N2. 97,6% bệnh nhân có khối ung thư nguyên phát thứ hai ở thực quản, chỉ có 1 bệnh nhân khối ung thư nguyên phát thứ hai ở họng miệng. 1/3 giữa thực quản là vị trí hay gặp tổn thương ung thư nhất ở 56,8%. 100% bệnh nhân ung thư biểu mô vảy, đa phần độ mô học III. Kết luận: Bệnh nhân ung thư hạ họng nói riêng và ung thư biểu mô vùng đầu cổ có nguy cơ có khối ung thư nguyên phát thứ hai, làm tăng tiên lượng xấu, ảnh hưởng tới phương án điều trị và khả năng sống sót của bệnh nhân. Khối ung thư nguyên phát thứ hai thường nằm ở đường hô hấp tiêu hóa trên và phổi. Triệu chứng lâm sàng đa dạng thường bị che lấp bởi triệu chứng tại khối ung thư nguyên phát. Trong chiến lược quản lý bệnh nhân ung thư cần tìm khối ung thư nguyên phát thứ hai ở tất cả bệnh nhân ung thư hạ họng trước điều trị khối u nguyên phát.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jonhson, Rosen (2015) Bailey’s Head and neck surgery Otolaryngology. 5th Edition, p 1919
2. Patrucco M.S. và Aramendi M.V. (2016). Prognostic impact of second primary tumors in head and neck cancer. Eur Arch Otorhinolaryngol, 273(7), 1871–1877.
3. Priante A.V.M., Castilho E.C., và Kowalski L.P. (2011). Second primary tumors in patients with head and neck cancer. Curr Oncol Rep, 13(2), 132–137.
4. Coca-Pelaz A., Rodrigo J.P., Suárez C. và cộng sự. (2020). The risk of second primary tumors in head and neck cancer: A systematic review. Head Neck, 42(3), 456–466.
5. Nguyễn Văn Đăng Luận văn chuyên khoa II Đánh giá kết quả hóa xạ trị ung thư biểu mô vảy vùng đầu cổ - thực quản tại bệnh viện K. .
6. Rennemo E., Zätterström U., và Boysen M. (2011). Synchronous second primary tumors in 2,016 head and neck cancer patients: role of symptom-directed panendoscopy. Laryngoscope, 121(2), 304–309.
7. Rennemo E., Zätterström U., và Boysen M. (2008). Impact of second primary tumors on survival in head and neck cancer: an analysis of 2,063 cases. Laryngoscope, 118(8), 1350–1356.
8. Bertolini F., Trudu L., Banchelli F. và cộng sự. (2021). Second primary tumors in head and neck cancer patients: The importance of a “tailored” surveillance. Oral Dis, 27(6), 1412–1420.