NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA 18FDG PET/CT DỰ ĐOÁN TÌNH TRẠNG ĐỘT BIẾN GEN EGFR Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI BIỂU MÔ TUYẾN

Tiến Công Bùi 1,2,, Văn Thái Phạm 1,2, Cẩm Phương Phạm 1,2, Thị Hằng Đồng 3, Văn Tuyến Phạm 4, Anh Tuấn Hoàng 4, Minh Khuy Đoàn 4
1 Đại học Y Hà Nội
2 TT Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai
3 Bệnh viện Bạch Mai
4 Trung tâm Giải phẫu bệnh và tế bào học, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu giá trị của FDG PET/CT dự đoán tình trạng đột biến EGFR ở bệnh nhân ung thư phổi biểu mô tuyến. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 114 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến của phổi giai đoạn IIIb, IV được chụp FDG PET/CT, xét nghiệm EGFR trước điều trị từ 11/2018 đến 07/2020. Kết quả: Độ tuổi trung bình 62,3± 8,4, tỷ lệ nam (63,2%) nữ (36,8%), giai đoạn IIIb (43,0%) và giai đoạn IV (57,0%). 43,0% bệnh nhân nghiên cứu không bộc lộ PD L1, 57,0% BN nghiên cứu có kết quả xét nghiệm PD L1 dương tính mức độ yếu đến mạnh.  Tỉ lệ đột biến gen EGFR và tỷ lệ không có đột biến tương ứng 55,3% và 44,7%. Giá trị SUVmax tại khối u phổi nguyên phát ở nhóm EGFR dương tính (11,2 ±5,7) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm EGFR âm tính (15,8±6,2) (p=0,04). Sử dụng biểu đồ ROC cho thấy, diện tích dưới đường cong (AUC) của SUVmax trong chẩn đoán EGFR dương tính là 0,654 (p<0,05). Kết hợp 4 yếu tố SUVmax, giới, tiền sử lá hút thuốc, cho kết quả chẩn đoán EGFR dương tính tốt hơn, cụ thể diện tích dưới đường cong (AUC) của 4 yếu tố là 0,706 (p<0,05). Kết luận: Đặc điểm FDG PET/CT có mối liên quan và có giá trị dự đoán tình trạng đột biến EGFR ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến của phổi

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Globocan (2018): Estimated cancer incidence, mortality and prevalence worldwide in 2018, , xem 9/11/2018.
2. Putora PM, Fruh M, Muller J. FDG-PET SUV-max values do not correlate with epidermal growth factor receptor mutation status in lung adenocarcinoma. Respirology. 2013;18(4):734–735. doi:10.1111/resp.12083
3. Lee SM, Bae SK, Jung SJ, Kim CK. FDG uptake in non-small cell lung cancer is not an independent predictor of EGFR or KRAS mutation status: a retrospective analysis of 206 patients. Clin Nucl Med. 2015;40(12):950–958.
4. Na II, Byun BH, Kim KM, et al. 18F-FDG uptake and EGFR mutations in patients with non-small cell lung cancer: a single-institution retrospective analysis. Lung Cancer. 2010;67(1):76–80.
5. Guan J, Xiao NJ, Chen M, et al. 18F-FDG uptake for prediction EGFR mutation status in non-small cell lung cancer. Medicine. 2016;95(30):e4421.
6. Cho A, Hur J, Moon YW, et al. Correlation between EGFR gene mutation, cytologic tumor markers, 18F-FDG uptake in non-small cell lung cancer. BMC Cancer. 2016;16:224.
7. Takamochi K, Mogushi K, Kawaji H, et al. Correlation of EGFR or KRAS mutation status with 18F-FDG uptake on PET-CT scan in lung adenocarcinoma. PLoS One. 2017;12(4):e0175622.
8. Lv Z, Fan J, Xu J, et al. Value of (18)F-FDG PET/CT for predicting EGFR mutations and positive ALK expression in patients with non-small cell lung cancer: a retrospective analysis of 849 Chinese patients. Eur J Nucl Med Mol I. 2018;45(5):735–750. doi:10.1007/s00259-017-3885
9. Ko KH, Hsu HH, Huang TW, et al. Value of (1)(8)F-FDG uptake on PET/CT and CEA level to predict epidermal growth factor receptor mutations in pulmonary adenocarcinoma. Eur J Nucl Med Mol I. 2014;41(10):1889–1897. doi:10.1007/s00259-014-2802
10. Kanmaz ZD, Aras G, Tuncay E, et al. Contribution of (1)(8) Fluorodeoxyglucose positron emission tomography uptake and TTF-1 expression in the evaluation of the EGFR mutation in patients with lung adenocarcinoma. Cancer Biomark. 2016;16(3):489–498. doi:10.3233/CBM-160588