TÌM HIỂU TỶ LỆ, LOẠI ĐỘT BIẾN GEN EGFR VÀ TỶ LỆ BỘC LỘ DẤU ẤN P53, KI67 Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ BIỂU MÔ VẢY MŨI XOANG

Thế Đạt Nguyễn 1,, Trung Thọ Lê 2, Đình Phúc Nguyễn 2
1 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Phú Thọ
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tìm hiểu tỷ lệ, loại đột biến gen EGFR và tỷ lệ bộc lộ dấu ấn P53, Ki67 ở người bệnh ung thư biểu mũi xoang nhằm mục tiêu: Xác định tỷ lệ, loại đột biến gen EGFR và sự bộc lộ các dấu ấn P53 và Ki67 ở người bệnh ung thư biểu mô vảy mũi xoang. Đối tượng nghiên cứu gồm 48 trường hợp ung thư biểu mô vảy mũi xoang có chẩn đoán mô bệnh học, có kết quả xét nghiệm đột biến gen EGFR trên máy Colbas 4800 và kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch dấu ấn P53 và Ki67 trên máy nhuộm tự động Venatana (tất cả đều có chứng âm và dương, nhận định kết quả theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất). Kết quả:Tỷ lệ đột biến chung toàn bộ 4 exon là 56,3%. Đột biến điểm L861Q (exon 21) chiếm nhiều nhất (25,1%) và đột biến exon 20 (T79M) chiếm ít nhất (8,3%). Có 95% các trường hợp nghiên cứu bộc lộ dấu ấn P53, trong đó mức độ bộc lộ vừa và mạnh (++ và +++) nhiều nhất và bằng nhau (39,6%). 100% các trường hợp bộc lộ dấu ấn Ki67, trong đó bộc lộ mức độ vừa (++) chiếm nhiều nhất (58,4%), mức độ bộ lộ yếu chỉ có 10,4%. Ung thư biểu mô vảy không sừng hóa có tỷ lệ đột biến gen EGFR cao hơn nhóm sừng hóa nhưng tỷ lệ bộc lộ các dấu ấn P53 và ki67 không liên quan đến typ ung thư sừng hóa hay không sừng hóa. Các kết quả nghiên cứu đã được so sánh và bàn luận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dale, O. T., Pring, M., Davies, A., Leary, S., Ingarfield, K., Toms, S., Waterboer, T., Pawlita, M., Ness, A. R., & Thomas, S. J. (2019). Squamous cell carcinoma of the nasal cavity: A descriptive analysis of cases from the Head and Neck 5000 study. Clinical Otolaryngology.
2. Viran J.Ranasinghe, Vanessa C.Stubbs, Danielle C.Reny et al (2020). Predictors of nodal metastasis in sinonasal squamous cell carcinoma: A national cancer database analysis. World Journal of Otorhinolaryngology-Head and Neck Surgery. Volume 6, 137-141.
3. Chittibabu Vatte, Ali M Al Amri, Cyril Cyrus et al (2017). Tyrosine kinase domain mutations of EGFR gene in head and neck squamous cell carcinoma. Onco Targets Ther, 10: 1527–1533.
4. Adel K El Naggar, John KC Chan, Jennifer R Grandis, Takashi Takata et Pieter J Slootweg (2017). WHO Classification of Head and Neck Tumours. Lyon; 11-30.
5. Eiichi Sasaki, aisuke Nishikawa, Nobuhiro Hanai et al (2018). Sinonasal squamous cell carcinoma and EGFR mutations: a molecular footprint of a benign lesion. Histopathology. 73(6):953-962.
6. Aaron M. Udager, Delphine C.M. Rolland, Jonathan B. McHugh, Bryan L. Betz et al (2018). High-Frequency Targetable EGFR Mutations in Sinonasal Squamous Cell Carcinomas Arising from Inverted Sinonasal Papilloma. Cancer Resarch. Volum 75, Issue 13, 68-92.
7. Christos Perisandis (2017). Prevalence of EGFR Tyrosine Kinase Domain Mutations in Head and Neck Squamous Cell Carcinoma: Cohort Study and Systematic Review. In Vivo; 31 (1): 23-34.
8. Fernando López, José Luis Llorente, Carlos Martín Oviedo, Blanca Vivanco et al (2012). Gene amplification and protein overexpression of EGFR and ERBB2 in sinonasal squamous cell carcinom. Cancer. Volume 118, Issue7, 1818-1826.
9. Xiaowei Wang, Wei Lv, Fang Qi, Zhiqiang Gao et al (2017). Clinical effects of p53 overexpression in squamous cell carcinoma of the sinonasal tract: A systematic meta-analysis with PRISMA guidelines. Medicine (Baltimore); 96(12): e6424