ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA VIÊM PHỔI NẶNG CÓ KẾT QUẢ PCR ĐÀM DƯƠNG TÍNH VỚI ADENOVIRUS Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm điều trị và kết quả điều trị của viêm phổi nặng có kết quả PCR đàm dương tính với adenovirus. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, hồi cứu 55 trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2020. Kết quả: Khoảng 1/3 các trường hợp cần thở máy và gần ½ trong số này tử vong. Các yếu tố liên quan đến nguy cơ thở máy bao gồm: tuổi nhỏ ≤ 12 tháng, số ngày sốt kéo dài, gan to, sốc, giảm bạch cầu, tăng men gan và số copies của adenovirus cao, đặc biệt là trên 72500 x103 copies. 80% các trường hợp cần sử dụng từ 3 loại kháng sinh trở lên và đều là các kháng sinh phổ rộng. Thời gian nằm viện trung vị là 25 ngày. Biến chứng thường gặp nhất là nhiễm trùng huyết (45,5%). Tỉ lệ tử vong trong nghiên cứu là 16,4%. Một số yếu tố liên quan như: tỉ lệ gan to, giảm bạch cầu, thiếu máu, tăng AST > 100U/L, thở máy, nhiễm trùng huyết, sốc ở nhóm tử vong đều cao hơn nhóm sống, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Viêm phổi nặng nhiễm adenovirus ở trẻ dưới 5 tuổi có diễn tiến nặng. Mặc dù được điều trị tích cực với hỗ trợ hô hấp và kháng sinh phổ rộng nhưng thời gian nằm viện vẫn kéo dài và tỉ lệ tử vong cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm phổi, adenovirus, polymerase chain reaction, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Li L., Woo Y. Y., de Bruyne J. A., et al. (2018), "Epidemiology, clinical presentation and respiratory sequelae of adenovirus pneumonia in children in Kuala Lumpur, Malaysia", PLoS One, 13(10), pp. e0205795.
3. Liu L., Oza S., Hogan D., et al. (2016), "Global, regional, and national causes of under-5 mortality in 2000-15: an updated systematic analysis with implications for the Sustainable Development Goals", Lancet, 388(10063), pp. 3027-35.
4. Shi J., Zhou Y., Wang F., et al. (2020), "A case series of children with adenovirus pneumonia: three-year experiences in a tertiary PICU", BMC Pediatr, 20(1), pp. 375.
5. Xie L., Zhang B., Zhou J., et al. (2018), "Human adenovirus load in respiratory tract secretions are predictors for disease severity in children with human adenovirus pneumonia", Virol J, 15(1), pp. 123.
6. Zampoli M. and Mukuddem-Sablay Z. (2017), "Adenovirus-associated pneumonia in South African children: Presentation, clinical course and outcome", S Afr Med J, 107(2), pp. 123-26.