ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CẤP TÍNH CỦA CAO CHIẾT HẠT CÀ PHÊ XANH VIỆT NAM TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

Văn Quân Lê 1,, Văn Mão Cấn 1, Việt Nam Nguyễn 2, Trọng Nghĩa Nguyễn 2
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện TƯQĐ 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá độc tính cấp tính của cao chiết hạt cà phê xanh Việt Nam trên chuột nhắt trắng. Phương pháp: Độc tính cấp tính được đánh giá qua 2 pha: Pha dò liều và pha đánh giá. Pha dò liều được thực hiện với mỗi liều 2 chuột nhắt để tìm ra liều gây chết 1 trong 2 chuột. Pha đánh giá được thực hiện nhằm xác định liều LD50 với các liều lấy cơ sở từ pha dò liều. Các dấu hiệu nhiễm độc của chuột hoặc chuột chết ở cả hai pha đều được theo dõi trong 72 giờ sau khi uống cao chiết hạt cà phê xanh. Kết quả: Ở pha dò liều: với liều 5000mg/kg vẫn không làm chết 1 trong 2 chuột được thử nghiệm. Ở pha đánh giá, trong 72 giờ theo dõi, không thấy có dấu hiệu nhiễm độc ở chuột và không có chuột chết, trọng lượng chuột không bị giảm, hình ảnh vi thể của gan và thận của chuột hoàn toàn bình thường ở tất cả các liều cao chiết thử nghiệm là 500mg/kg, 1000mg/kg, 2000mg/kg và 5000mg/kg. Kết luận: Cao chiết hạt cà phê xanh là an toàn. Liệu độc tính LD50 của cao chiết hạt cà phê xanh là lớn hơn 5000mg/kg.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Vital signs: prevalence, treatment, and control of high levels of low-density lipoprotein cholesterol-United States, 1999-2002 and 2005-2008. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2011;60(4):109-114.
2. Mozaffarian D, Benjamin EJ, Go AS, et al. Heartdisease and stroke statistics-2016 update: a report from the American Heart Association. Circulation. 2016;133(4): e38-e360.
3.https://tuyengiao.vn/y-te-cong-dong/thua-cholesterol-trong-co-the-thuc-trang-dang-bao-dong-o-viet-nam-hien-nay-130303
4. Đỗ Trung Đàm (2014). Phương pháp xác định độc tính của thuốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2015.
6. Oliveira NA, Sandini TM, Cornelio-Santiago HP et al. Acute and subacute (28 days) toxicity of green coffee oil enriched with diterpenes cafestol and kahweol in rats. Regul Toxicol Pharmacol. 2020; 110:104517.
7. Faria WCS, da Silva AA, Veggi N et al. Acute and subacute oral toxicity assessment of dry encapsulated and non-encapsulated green coffee fruit extracts. Journal of Food and Drug Analysis. 2020; 28:143e161.
8. Diener W., Mischke U., Kayser D. and Schlede E. (1995). The Biometric Evaluation of the OECD Modified Version of the Acute-Toxic-Class Method (Oral). Arch. Toxicol. 69, 729-734.