ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH CỦA UNG THƯ BIỂU MÔ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU ĐÀ NẴNG

Thị Tuyền Nguyễn 1, Vĩnh Niên Lâm 2,, Văn Thanh Nguyễn3, Xuân Quế Ninh Võ 4, Thị Huệ Đặng 1, Thị Hà Thanh Nguyễn 1, Thị Nguyên Sa Hồ 1, Văn Hội Lê 1, Ngọc Ánh Lê 3
1 Đại học Kỹ Thuật Y-Dược Đà Nẵng
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng
4 Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư đại trực tràng (UTĐTT)  là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm giải phẫu bệnh của ung thư biểu mô đại trực tràng theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới năm 2010. Xác định mối liên quan giữa một số yếu tố bệnh học của ung thư biểu mô đại trực tràng. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 156 trường hợp được phẫu thuật và chẩn đoán mô bệnh học là ung thư biểu mô đại trực tràng, tại bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng từ tháng 01/2018 đến hết tháng 8/2020. Đọc lại các tiêu bản, phân loại các típ MBH, độ mô học, độ xâm lấn, di căn hạch, nảy chồi, hoại tử bẩn, xâm nhập lympho trong biểu mô theo phân loại của WHO 2010. Kết quả: UTBM tuyến thông thường chiếm tỷ lệ cao nhất 80,1%. Độ mô học biệt hóa vừa chiếm tỷ lệ cao nhất 75,2%, độ xâm lấn T3 chiếm tỷ lệ cao nhất 60,3%. Tỷ lệ di căn hạch là 47,5%; tỷ lệ hoại tử bẩn là 41,7%; xâm nhập lympho trong biểu mô chiếm 14,7%; hình ảnh nảy chồi u chiếm 33,3%. Có mối liên quan giữa hoại tử bẩn, xâm nhập lympho trong biểu mô, nảy chồi u với độ xâm lấn. Kết luận: UTBM tuyến thông thường thường gặp nhất. Độ mô học biệt hóa vừa chiếm tỷ lệ cao nhất, đa số bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn. Những trường hợp u ở giai đoạn T3 và T4 có tỷ lệ hoại tử bẩn, nảy chồi cao hơn ở giai đoạn T1 và T2. Trong khi đó, ở giai đoạn T1 và T2 tỷ lệ xâm nhập lympho trong biểu mô lại cao hơn ở giai đoạn T3 và T4.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Betge J, Pollheimer M, Lindtner R A, et al. (2012), Intramural and extramural vascular invasion in colorectal cancer: prognostic significance and quality of pathology reporting, Cancer, 118(3): 628-38.
2. Bosman FT, Carneiro F, Hruban RH, et al. (2010), WHO classification of tumours of the digestive system, vol. 3. 4th ed Lyon: International Agency for Research on Cancer.
3. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, Siegel RL, Torre LA, Jemal A. (2018) Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin. 68(6):394-424.
4. Chu Văn Đức (2015), Nghiên cứu bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch và mối liên quan với đặc điểm mô bệnh học trong ưng thư biểu mô đại trực tràng, Luận Án tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội.
5. Đặng Trần Tiến (2007), Nghiên cứu hình thái học của ung thư đại trực tràng, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 11(3):86-88.
6. Marzouk O and Schofield J (2011), Review of histopathological and molecular prognostic features in colorectal cancer, Cancers (Basel), 3(2):2767-810.
7. Nakamura T, Mitomi H, Kanazawa H, et al. (2008), Tumor budding as an index to identify high-risk patients with stage II colon cancer, Dis Colon Rectum, 51(5):568-72.
8. Nguyễn Văn Hồng (2011), Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch (Ki67 và p53) ung thư đại trực tràng tại bệnh viện 19.8 - Bộ Công An, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.