NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN HỆ THỐNG VỀ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÂN VIÊN BÁN HÀNG TẠI CÁC NHÀ THUỐC TƯ NHÂN

Thảo Nguyên Võ 1, Thị Thu Thủy Nguyễn 1,
1 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Dược sĩ cộng đồng (DSCĐ) là nhân tố quan trọng trong vận hành hệ thống y tế đảm bảo sức khỏe cộng đồng nên cần đảm bảo kiến thức chuyên môn và trau dồi kỹ năng thực hành nghề nghiệp (KNTHNN). Tổng quan hệ thống các kết quả đánh giá kỹ năng thực hành nghề nhiệp của nhân viên bán hàng tại các nhà thuốc tư nhân trên thế giới là cần thiết nhằm cung cấp bức tranh toàn cảnh về đặc điểm, kỹ năng hành nghề cũng như các yếu tố liên quan đến KNTHNN của dược sĩ cộng đồng. Phân tích tổng quan hệ thống được thực hiện theo tiêu chuẩn PRISMA trên cơ sở dữ liệu Pubmed, Cochrane và Research Gate bằng câu lệnh, từ khóa và tiêu chí lựa chọn, loại trừ phù hợp. Dữ liệu về đặc điểm các nghiên cứu và đánh giá KNTHNN của DSCĐ được trích xuất và tổng hợp. Trong 6 nghiên cứu được chọn, có 4 nghiên cứu sử dụng phương pháp mô phỏng đóng vai người mua, 2 nghiên cứu khảo sát tự đánh giá và quan sát bí mật. Kỹ năng hỏi thu thập thông tin từ người bệnh có tỉ lệ chênh lệch cao 1,7% - 73,3% giữa các quốc gia. Kỹ năng tư vấn - cung cấp thông tin của DSCĐ ở Việt Nam có kết quả thấp nhất với chỉ 10% và không một DSCĐ nào khuyên khách hàng đến chuyên gia sức khỏe, trong khi đó kỹ năng này ở các quốc gia châu Âu và Úc là khá cao. Kỹ năng tư vấn của DSCĐ rất cao ở Đức và yếu kém ở Việt Nam và Jordan. Kết quả này giúp định hướng những nhận định phù hợp hơn trong công tác giáo dục đào tạo cũng như quản lý dược sĩ cộng đồng tại Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018), "Thông tư số 02/2018/TT-BYT quy định về "Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc"".
2. Trần Minh Luân, Nguyễn Thanh Vy, Nguyễn Thị Thu Thủy (2017), "Đánh giá kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người bán lẻ thuốc tại các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp". 492, pp. 2-5.
3. WHO (2018), Tổng quan quốc gia về nhân lực y tế Việt Nam.
4. Collins J. C. et al. (2017), "Management of common ailments requiring referral in the pharmacy: a mystery shopping intervention study", Int J Clin Pharm. 39 (4), pp. 697-703.
5. Eichenberger P. M. et al. (2010), "Classification of drug-related problems with new prescriptions using a modified PCNE classification system", Pharm World Sci. 32 (3), pp. 362-372.
6. Federal.Chamber.of.Pharmacists (2019), Guideline of the Federal Chamber of Pharmacists: Information und Beratung des Patienten bei der Abgabe von Arzneimitteln–Selbstmedikation [Information and counselling of patients during the supply of medicines–self-medication].
7. Hammad E. A. et al. (2018), "A simulated patient study assessing over the counter supply and counseling in Jordan: responding to headache complaints", Int J Clin Pharm. 40 (5), pp. 982-986.
8. Pharmaceutical.Society.of. Australia (2006), Standards for the provision of pharmacy medicines and pharmacist only medicines in community pharmacy.
9. Schumacher P. M. et al. (2019), "Counseling patients on correct drug handling in German community pharmacies: experiences and opinions of pharmaceutical staff", Int J Clin Pharm. 41 (1), pp. 151-158.
10. Seiberth J. M. et al. (2020), "What is the attitude towards and the current practice of information exchange during self-medication counselling in German community pharmacies? An assessment through self-report and non-participant observation", PLoS One. 15 (10), pp. e0240672.