NỒNG ĐỘ ACID URIC MÁU TRÊN BỆNH NHÂN BỊ BỆNH THẬN MẠN TẠI BỆNH VIỆN C THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Thị Ngọc Ánh Huỳnh 1, Thị Thúy Lê 1, Thị Tuyết Thu Hồ 1, Thị Tuyết Ngô 1, Thị Hà My Lê 1, Quốc Chiến Trần 1, Ngọc Sơn Huỳnh 2, Đức Minh Huỳnh 3, Vĩnh Niên Lâm 4,
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y– Dược Đà Nẵng
2 Bệnh viện C Thành phố Đà Nẵng
3 Trung tâm y tế Quận Hải Châu Thành phố Đà Nẵng
4 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh thận mãn giảm đào thải acid uric đều làm tăng nồng độ acid uric máu. Mục tiêu: Khảo sát sự biến thiên nồng độ acid uric trên bệnh nhân bị bệnh thận mạn. Khảo sát mối liên quan và tương quan giữa nồng độ acid uric trên bệnh nhân bị bệnh thận mạn với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, được lấy mẫu thuận tiện khảo sát 98 bệnh nhân đến khám tại Khoa Nội thận – Bệnh viện C TP Đà Nẵng được chẩn đoán bệnh thận mạn từ tháng 03/2020 đến 10/2020. Đối tượng xác định thuộc mẫu nghiên cứu được làm các xét nghiệm cần thiết cho nghiên cứu: acid uric, ure, creatinin, GFR, công thức máu. Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê y học Stata 14.0. Kết quả: Nồng độ trung bình acid uric của đối tượng nghiên cứu 425,0 ± 118,1 μmol/l và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các giai đoạn bệnh thận mạn (p = 0,029). Có mối tương quan thuận mức độ trung bình có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ acid uric với ure, creatinin (p < 0,05) và có mối tương quan nghịch mức độ trung bình có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ acid uric với GFR (p < 0,05).  Kết luận: Cần thường xuyên theo dõi nồng acid uric máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Annual Data Report (2014), "CKD in the United States: An Overview of the USRDS Annual Data Report, Volume 1", 1-9.
2. Nguyễn Văn Tuấn (2015), "Nghiên cứu nồng độ TGF-beta1 Và hs-CRP huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn", Luận án Tiến sỹ Y học. Đại học Y Dược Huế.
3. KDIGO (2012), "KDIGO 2012 Clinical practice guideline for the evaluation and management of chronic kidney disease", Kidney International supplements. 3((1)), 5-14.
4. Levey A. S (2009), "A new equation to estimate glomerular filtration rate", Ann Intern Med. 150(9), 604-12.
5. Zhu Y, Pandya B. J Choi H. K (2012), "Comorbidities of gout and hyperuricemia in the US general population: NHANES 2007-2008", Am J Med. 125(7), 679-687.
6. Đỗ Gia Tuyển, Đặng Thị Việt Hà Nguyễn Thị An Thủy (2016), "Tình trạng rối loạn Acid uric máu ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều tri thay thế", Tạp chí nghiên cứu y học. 101(3), 143 - 150.
7. Liu X (2018), "Effects of uric acid-lowering therapy on the progression of chronic kidney disease: a systematic review and meta-analysis", Renal Failure. 40(1), 289-297.
8. Trịnh Kiến Trung (2015), "Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gout và hội chứng chuyển hóa ở người từ 40 tuổi trở lên tại thành phố Cần Thơ", Luận án Tiến sĩ Y học.