SO SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG HUYẾT KHỐI SAU PHẪU THUẬT BẰNG HEPARIN TRỌNG LƯỢNG PHÂN TỬ THẤP VÀ RIVAROXABAN

Mỹ Hạnh Bùi 1,2,, Thị Minh Lý Nguyễn 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh kết quả điều trị dự phòng huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật bằng heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) và rivaroxaban. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 30.010 NB phẫu thuật >18 tuổi từ 1/1/2017 đến 31/9/2018 được điều trị chống đông bằng LMWH hoặc rivaroxaban. Trong đó 25479 NB dự phòng bằng LMWH và 4531 NB dự phòng bằng rivaroxaban. Kết quả nghiên cứu: Nhóm NB bị HKTM sau phẫu thuật của nhóm LMWH 0,6% (146/25479) cao hơn nhóm rivaroxaban 0,3% (15/4531) và tỉ lệ NB mắc HKTM trong 90 ngày sau ra viện của nhóm LMWH 0,5% (138/25479) cao hơn nhóm rivaroxaban 0,3% (14/4531). Có 6,2% (1585/25479) NB dự phòng LMWH có xuất hiện biến chứng xuất huyết nhiều hơn nhóm rivaroxaban có 4,5% (206/4531). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Kết luận: Rivaroxaban làm giảm tỷ lệ tái phát HKTM và không làm tăng nguy cơ xuất huyết ở BN sau phẫu thuật so với LMWH, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Uri Pollak (2019), "Heparin-induced thrombocytopenia complicating extracorporeal membrane oxygenation support: Review of the literature and alternative anticoagulants", J Thromb Haemost., 17(10), 1608-1622.
2. Bui My Hanh, Hung Duong Duc, Nguyen Hoang Hiep, Vinh Pham Quang et al. (2019), "Frequency and risk factor of lower-limb Deep Vein Thrombosis After major orthopedic surgery in Viet Nam patients", Open Access Macedonian Journal of Medical Sciences, 7(24), 125-129.
3. My Hanh Bui, Quang Cuong Le, Duc Hung Duong et al. (2020), "Economic burden of venous thromboembolism in surgical patients: A propensity score analysis from the national claims database in Vietnam", Plos One, 15(4).
4. My Hanh Bui, Nguyen Truong Son, Pham Thanh Viet et al. (2019), "Oral Rivaroxaban Versus Standard Therapy in Acute Venous Thromboembolism Treatment for Vietnamese Patients", Open Access Maced J Med Sci, 7(24), 4255-4259.
5. Anhua Long, Lihai Zhang and Yingze Zhang (2014), "Efficacy and safety of rivaroxaban versus low-molecular-weight heparin therapy in patients with lower limb fractures", J Thromb Thrombolysis, 38(3), 299-305.
6. Hai-Feng Huang, Shan-Shan Li and Xian-Teng Yang (2018), "Rivaroxaban versus enoxaparin for the prevention of venous thromboembolism after total knee arthroplasty", Medicine, 97(48), 13465.
7. Sean T Duggan (2012), "Rivaroxaban: a review of its use for the prophylaxis of venous thromboembolism after total hip or knee replacement surgery", Am J Cardiovasc Drugs, 12(1), 57-72.
8. Gomez-Outes A, Terleira-Fernandez AI and Suarez-Gea ML (2012), "Dabigatran, rivaroxaban, or apixaban versus enoxaparin for thromboprophylaxis after total hip or knee replacement: systematic review, meta-analysis, and indirect treatment comparisons", BMJ, 344.