ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRUYỀN MÁU TRÊN BỆNH NHÂN THALASSEMIA TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Thùy Dung Lê 1,, Kim Liên Phạm 2, Thế Tùng Nguyễn 2
1 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị truyền máu ở bệnh nhân bị thalassemia. Đối tượng và phương pháp: 53 bệnh nhân thalassemia đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 6/2020 đến tháng 9/2021. Mô tả cắt ngang. Kết quả: 100% bệnh nhân có tình trạng quả tải sắt trong đó quá tải sắt mức độ nặng chiếm 67,9%. Bệnh nhân có tình trạng lách to và đã cắt lách chiếm tỷ lệ 83%, trong đó tỷ lệ bệnh nhân có lách to độ I – II là cao nhất (50,9%). Tình trạng gan to chiếm 74,4%, sạm da chiếm 58,5%; vàng da chiếm 86,8%. Nồng độ Hb lúc nhập viện trung bình là: 65,91 ± 12,33g/l. 20,8% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm Coombs dương tính. Khoảng cách giữa hai lần truyền máu liên tiếp của bệnh nhân nhóm nghiên cứu trung bình là 4,82 ± 1,26 tuần. Thể tích khối hồng cầu (KHC) truyền trong 1 đợt điều trị trung bình là  477,36 ± 179,36ml. Nồng độ Hb lúc ra viện trung bình là  102,13 ± 10,45 g/l. Mức tăng nồng độ Hb trung bình là 36,83 ± 13,84g/l. Nhu cầu truyền máu/năm trung bình là 251,58 ± 113,05ml/kg/năm. Tốc độ giảm nồng độ Hb theo tuần trung bình là  5,25 ± 3,54 g/l/tuần. Kết luận: Bệnh nhân đều có một số đặc điểm lâm sàng như: tình trạng gan to, sạm da, vàng da, lách to. Nồng độ Hb lúc nhập viện trung bình là rất thấp (65,91 ± 12,33g/l); 20,8% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm Coombs dương tính. Nhu cầu truyền máu của các bệnh nhân theo năm rất cao (251,58 ± 113,05 ml/kg/năm). Tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng quá tải sắt mức độ nặng chiếm 67,9%, đối tượng này cần được thảisắt tích cực và theo dõi các biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2014), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Hemophilia và bệnh Thalassemia, Tr 12-22.
2. Bùi Văn Viên (2009), Nghiên cứu thực trạng truyền máu cho bệnh nhân thalassemia tại Bệnh viện Nhi Trung ương và một số yếu tố liên quan đến giảm nồng độ hemoglobin sau truyền, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Lâm Thị Mỹ , Đỗ Hoàng Cúc (2010), "Khảo sát thiếu máu tán huyết miễn dịch ở bệnh nhân thalassemia truyền máu nhiều lần tại bệnh viện Nhi Đồng I", Y học thành phố Hồ Chí Minh. 14 (1),Tr 82-89.
4. Lê Quốc Trung, Nguyễn Thanh Hải, (2019), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kháng thể kháng hồng cầu và đánh giá kết quả điều trị trẻ bị thalassemia tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 9/2018 -7/2019", Tạp chí y Dược học Cần Thơ.Tr 22-25.
5. Nguyễn Kiều Giang , Hoàng Khải Lập , Nguyễn Tiến Dũng (2017), "Sàng lọc Thalassemia tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên", Y học thành phố Hồ Chí Minh. 21 (6),Tr.236-244.
6. Porter J (2018), "Beyond transfusion therapy: new therapies in thalassemia including drugs, alternate donor transplant, and gene therapy", Hematology Am Soc Hematol Educ Program. 2018 (1),pp.361-370.
7. Cappellini M-D, Cohen A, Porter J, et al. (2014), Guidelines for the management of transfusion dependent thalassaemia (TDT), Thalassaemia International Federation Nicosia, Cyprus.
8. Cappellini M C A, Eleftheriou A (2014), Guidelines for the Clinical Management of Thalassaemia [Internet], Thalassaemia International Federation TIF.