HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP HOẠT HÓA NOÃN NHÂN TẠO CHỦ ĐỘNG VÀ BỊ ĐỘNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề và mục tiêu: Mặc dù phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) đã cải thiện tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm trong những năm gần đây, tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ khoảng 1-5% số ca thất bại thụ tinh hoàn toàn sau ICSI. Việc kết hợp kỹ thuật hoạt hóa hóa noãn (AOA) và ICSI đã giúp cải thiện tỷ lệ thụ tinh. Mặc dù vậy, chỉ định cho kỹ thuật AOA rất khác nhau ở các nghiên cứu đã được công bố. Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu đánh giá hiệu quả lâm sàng của việc áp dụng kỹ thuật AOA chủ động và thụ động trên các nhóm bệnh nhân cụ thể. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu tiến hành trên 427 noãn của 57 cặp vợ chồng đến làm thụ tinh ống nghiệm tại Trung tâm IVF, Vinmec Times City. Kỹ thuật AOA chủ động được áp dụng cho nhóm bệnh nhân có tiền sử thụ tinh kém hoặc chất lượng tinh trùng yếu. Kỹ thuật AOA bị động được tiến hành trên nhóm bệnh nhân có noãn non nuôi trưởng thành trong phòng thí nghiệm hoặc có tỷ lệ thụ tinh kém ở ngày thứ nhất sau ICSI (D1). Kết quả: Ở nhóm AOA chủ động, tỷ lệ thụ tinh đạt cải thiện một các rõ rệt và đạt 79% ở trên các bệnh nhân có tiền sử thụ tinh kém (<50%) (p<0,05). Với nhóm AOA bị động, những bệnh nhân có tỷ lệ thụ tinh thấp ở ngày D1 (<50%), sau khi áp dụng AOA tỷ lệ thụ tinh tăng lên một cách có ý nghĩa và đạt 76,5% (p<0,05); với nhóm noãn trưởng thành trong phòng thí nghiệm, tỷ lệ thụ tinh của nhóm có AOA và không AOA lần lượt là 67,61% và 50%, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: AOA không những hiệu quả khi áp dụng chủ động trên nhóm bệnh nhân có tiền sử thụ tinh kém và chất lượng tinh trùng yếu, mà còn có thể thực hiện bị động với nhóm bệnh nhân có tỷ lệ thụ tinh kém ở ngày D1 và với nhóm noãn nuôi trưởng thành trong phòng thí nghiệm. Tác động lâu dài của AOA đến sự phát triển của thai nhi và trẻ sinh sống vẫn còn đang được nghiên cứu, do đó, kỹ thuật AOA không nên được thực hiện một các thường quy cho tất cả các ca, mà chỉ nên cân nhắc thực hiện khi thực sự cần thiết.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. F. Vande n Meerschaut (2012). Assisted oocyte activation not beneficial for all patients with a suspected oocyte related activation deficiency. Human Reproduction, Vol.27, No.7 pp. 1977 – 1984, 2012.
3. Lan N. T. T., Mai Công Minh Tâm, Trương Thị Thanh Bình (2011). Hoạt hóa noãn bằng calcium ionophore sau tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. Thời sự y học, 11/2011 - Số 66.
4. Masahiro Sakurai (2015). Effect of artificial oocyte activation by calcium ionophore on one-day-old unfertilized oocytes after ICSI. J. Mamm. Ova Res, Vol. 32 (3), 2015.
5. T. Ebner, P. Oppelt, M. Wo¨ber (2014). Treatment with Calci ionophore improves embryo development and outcome in cases with previous developmental problems: a prospective multicenter study. Human Reproduction, Vol.30, No.1 pp. 97 – 102, 2015.