MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ VÔI HOÁ MẠCH VÀNH TRÊN CLVT 256 DÃY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ liên quan vôi hoá mạch vành trên CLVT-256 dãy. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang các trường hợp được chụp CLVT 256 mạch vành từ tháng 3 đến 7/2021. Kết quả: 545 BN gồm 261 nam và 264 nữ. Tuổi trung vị là 72 tuổi (63-79), thấp nhất là 39 và cao nhất là 100 tuổi); trong đó tuổi trung vị của nam là 71 tuổi (60-79) thấp hơn của nữ là 73 tuổi (65-80) (p<0,01). Về nguy cơ, nam giới có tỉ lệ uống rượu (24,1%) cao hơn ở nữ giới (1,8%) với tỷ suất chênh OR: 17,8 [95%CI: 7,0-44,9] (p<0,01). Mặt khác, tỉ lệ nam giới hút thuốc lá (20,3%) cũng cao hơn so với nữ giới (2,1%) với tỷ suất chênh OR: 11,8 [95%CI =5,0-28,0] (p<0,01). Trên chụp CLVT 256 dãy có 341 BN có VHMV, chiếm 62,6%. Về vôi hoá, tỷ lệ VHMV ở BN >60 tuổi (70,2%) là cao hơn những BN £60 tuổi (31,1%) (p<0,01), tỷ suất chênh hồi quy đa biến là 6,0 [95%CI: 3,7 – 9,9] (p<0,01). Nam giới có tỉ lệ VHMV (67%) cao hơn so ở nữ giới (58,5%) (p=0,04), trong đó tỉ suất chênh của hồi quy đa biến là 1,8 [95%CI: 1,2-2,7] (p<0,01). Mặt khác, các BN cao huyết áp có tỉ lệ VHMV (69,4%) cao hơn so với nhóm không cao huyết áp (55,8%), tỷ suất chênh hồi quy đơn biến là 1,8 [1,3-2,5] (p<0,01), và tỉ lệ VHMV ở BN đái đường (74%) cao hơn các trường hợp không mắc bệnh này (60,1%) với tỷ suất chênh hồi quy đơn biến là 1,8 [1,2-3,1] (p=0,01). Tuy nhiên, hai yếu tố này không thấy có liên quan ý nghĩa với VHMV trong kết quả phân tích hồi quy đa biến (p>0,05). Kết luận: Vôi hoá mạch vành có liên quan ý nghĩa đến các yếu tố về tuổi, giới, cao huyết áp và đái tháo đường.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
vôi hoá mạch vành, CLVT-256 dãy, yếu tố nguy cơ
Tài liệu tham khảo
2. L. S. Jamjoum, L. F. Bielak, S. T. Turner et al. (2002). Relationship of blood pressure measures with coronary artery calcification. Med Sci Monit, 8(12), Cr775-81.
3. H. H. Oei, R. Vliegenthart, A. Hofman et al. (2004). Risk factors for coronary calcification in older subjects. The Rotterdam Coronary Calcification Study. Eur Heart J, 25(1), 48-55.
4. Emil M. deGoma, Joshua W. Knowles, Fabio Angeli et al. (2012). The evolution and refinement of traditional risk factors for cardiovascular disease. Cardiology in review, 20(3), 118-129.
5. A. R. Folsom, G. W. Evans, J. J. Carr et al. (2004). Association of traditional and nontraditional cardiovascular risk factors with coronary artery calcification. Angiology, 55(6), 613-23.
6. R. L. McClelland, H. Chung, R. Detrano et al. (2006). Distribution of coronary artery calcium by race, gender, and age: results from the Multi-Ethnic Study of Atherosclerosis (MESA). Circulation, 113(1), 30-7.
7. A. Jeevarethinam, S. Venuraju, A. Dumo et al. (2017). Relationship between carotid atherosclerosis and coronary artery calcification in asymptomatic diabetic patients: A prospective multicenter study. Clin Cardiol, 40(9), 752-758.
8. K. Nasir, J. Rubin, M. J. Blaha et al. (2012). Interplay of coronary artery calcification and traditional risk factors for the prediction of all-cause mortality in asymptomatic individuals. Circ Cardiovasc Imaging, 5(4), 467-73.