THỰC TRẠNG PHÁ THAI LẶP LẠI TRONG NHÓM PHỤ NỮ ĐẾN PHÁ THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020

Thị Thúy Hạnh Nguyễn 1,, Thị Thảo Anh Trần 1, Kim Chi Bui 2, Thơ Nhị Trần 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Học viện Hành chính Quốc gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phá thai lặp lại ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới còn rất phổ biến mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe về thể chất mà còn đến sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu được tiến hành ở bệnh viện Phụ sản Hà Nội nhằm mô tả thực trạng phá thai lặp lại và một số yếu tố liên quan ở nhóm phụ nữ tới phá thai. Nghiên cứ đã sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang phỏng vấn trực tiếp trên 477 phụ nữ đến phá thai cho kết quả: tỷ lệ phá thai lặp lại là 22,2%. Các yếu tố liên quan bao gồm: nghề nghiệp, tuổi càng cao càng có nguy cơ phá thai lặp lại cao. Các yếu tố về gia đình và xã hội như có đủ 2 con trở lên, có con trai, việc sử dụng bao cao su, chồng/người yêu là người có ảnh hưởng nhất đến quyết định phá thai và mong muốn tiếp tục có thai trong tương lai có liên quan đến tình trạng phá thai lặp lại. Hơn một phần năm số phụ nữ phá thai lặp lại và có mối liên quan đến yếu tố gia đình và xã hội. Vì vậy, cần có các phương pháp can thiệp thích hợp để làm giảm tỷ lệ phá thai lặp lại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Singh S., Remez L., Sedgh G. và cộng sự. (2018). Abortion Worldwide 2017: Uneven Progress and Unequal Access. .
2. Mota N.P., Burnett M., và Sareen J. (2010). Associations between abortion, mental disorders, and suicidal behaviour in a nationally representative sample. Can J Psychiatry, 55(4), 239–247.
3. Nguyễn Hữu Thời N.T.T.V. Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến phá thai lặp lại ở phụ nữ trong tuổi sinh đẻ có chồng tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. , accessed: 09/12/2021.
4. Vương L.H. và Thương B.C. (2018). Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến phá thai lặp lại ở những phụ nữ tới phá thai tại bệnh viện đa khoa tỉnh đồng nai. 7.
5. Picavet C., Goenee M., và Wijsen C. (2013). Characteristics of women who have repeat abortions in the Netherlands. The European Journal of Contraception & Reproductive Health Care, 18(5), 327–334.
6. Toprani A. (2015). Repeat Abortions in New York City, 2010. J Urban Health, 92(3), 593–603.
7. Chatterjee P. (2009). Sex ratio imbalance worsens in Vietnam. The Lancet, 374(9699), 1410.
8. Ngo T.D., Keogh S., Nguyen T.H. và cộng sự. (2014). Risk factors for repeat abortion and implications for addressing unintended pregnancy in Vietnam. International Journal of Gynecology & Obstetrics, 125(3), 241–246.