THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI GIAI ĐOẠN 2013 – 2019

Lê Vương Đại Trần 1,, Ngân Hà Trần 2, Thị Ngọc Thực Bùi 3, Thu Minh Nguyễn 3, Tuyết Nga Cẩn 3, Nhân Thắng Trần 3, Hoàng Anh Nguyễn 3,4
1 Đơn vị Dược lâm sàng – Thông tin thuốc, Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai
2 Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc, Trường Đại học Dược Hà Nội
3 Bệnh viện Bạch Mai
4 Trường Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2013 – 2019. Đối tượng và phương pháp: Mô tả, cắt ngang trên toàn bộ dữ liệu báo cáo ADR được ghi nhận tại bệnh viện và lưu trữ tại Trung tâm DI & ADR Quốc Gia trong giai đoạn 2013-2019. Kết quả: Tổng số 2.102 báo cáo ADR đã được ghi nhận trong thời gian khảo sát. Số lượng báo cáo ADR của toàn bệnh viện có xu hướng giảm qua các năm (α= -0,03) nhưng chưa đạt mức có ý nghĩa thống kê (p=0,587). Trong khi đó, số lượng báo cáo ADR tự nguyện có xu hướng tăng (α= 0,013), nhưng cũng ở mức chưa có ý nghĩa thống kê (p=0,656). Tỷ lệ báo cáo ADR/1000 bệnh nhân là 2,13. Bác sỹ là đối tượng chính tham gia báo cáo (58%), trong khi dược sĩ chỉ chiếm 20,3% và tăng theo các chương trình giám sát tích cực. Tỷ lệ báo cáo có chất lượng tốt là 62% và điểm trung bình chất lượng báo cáo là 0,79. Kháng sinh nhóm beta-lactam và quinolon, thuốc điều trị bệnh thần kinh và thuốc cản quang là các nhóm dược lý nghi ngờ gây ADR được báo cáo nhiều nhất. Rối loạn da và mô dưới da (ban đỏ, ngứa, mẩn ngứa,…) là ADR được ghi nhận nhiều nhất. Kết luận: Kết quả của nghiên cứu cho thấy số lượng báo cáo ADR mặc dù ở mức cao so với cả nước tuy nhiên còn hạn chế so với quy mô và tiềm năng của bệnh viện. Hoạt động theo dõi, phát hiện và báo cáo ADR chưa đồng đều, sự tham gia của dược sĩ lâm sàng có xu hướng giảm. Vì vậy, bệnh viện cần có những giải pháp hiệu quả hơn nữa nhằm tăng cường hoạt động giám sát ADR, đặc biệt thông qua hoạt động của dược lâm sàng trong lĩnh vực này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2021), Hướng dẫn Quốc gia về Cảnh giác Dược, ban hành kèm theo Quyết định số 122/QĐ-BYT, tr. 28-30.
2. Nguyễn Hoàng Anh và cs. (2015), "Khảo sát phản ứng dị ứng liên quan đến Allopurinol trong cơ sở dữ liệu báo cáo ADR tại Việt Nam giai đoạn 2006-2013", Tạp chí Y học thực hành, tr. 106-110.
3. Trần Nhân Thắng và cs. (2018), "Thực trạng hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2013 - 2017", Tạp chí Y học lâm sàng, tr. 70-80.
4. Kohn L. T., Corrigan J. M., Donaldson M. S., (2000), "To Err is Human: Building a Safer Health System", Institute of Medicine Committee on Quality of Health Care in America, Washington (DC), pp. 26-48.
5. Marques J., Ribeiro-Vaz I., et al. (2014), "A survey of spontaneous reporting of adverse drug reactions in 10 years of activity in a pharmacovigilance centre in Portugal", Int J Pharm Pract, 22(4), pp. 275-82.
6. Nguyen K. D., Nguyen H. A., et al. (2019), "Drug-Induced Anaphylaxis in a Vietnamese Pharmacovigilance Database: Trends and Specific Signals from a Disproportionality Analysis", Drug Saf, 42(5), pp. 671-682.
7. Patton K., Borshoff D. C. (2018), "Adverse drug reactions", Anaesthesia, 73(S1), pp. 76-84.
8. Shin Y. S., Lee Y. W., et al. (2009), "Spontaneous reporting of adverse drug events by Korean regional pharmacovigilance centers", Pharmacoepidemiol Drug Saf, 18(10), pp. 910-5.