KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MỞ KHÍ QUẢN TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI THỞ MÁY TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2019-2021

Minh Lộc Võ 1, Triều Việt Nguyễn 1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả mở khí quản, hiệu quả thông khí phổi và chăm sóc sau mổ trên bệnh nhân viêm phổi thở máy. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả có can thiệp lâm sàng trên 60 bệnh nhân viêm phổi thở máy từ 03/2019 đến 03/2021. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 72±16,5. Thời gian thở máy trước khi MKQ là 15,5±9,71 ngày. Chảy máu lúc mổ 11,7%. Tai biến sau mổ thường gặp nhất là nhiễm trùng chân canyl với 55%. Kết quả sau MKQ tốt 31,7%, trung bình 30% và kém 38,3%. Kết luận: Mở khí quản giúp cải thiện tình trạng thanh thải đờm và chức năng thông khí trên bệnh nhân viêm phổi thở máy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thiện Chí & Trần Minh Trường(2018), "Đánh giá tình hình mở khí quản tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy", Y Học TP. Hồ Chí Minh. 22(1), tr.122-124.
2. Nguyễn Quang Huy, Mai Xuân Hiên, Tô Vũ Khương và cộng sự (2018), "Đánh giá ưu điểm, biến chứng của mở khí quản nong qua da dưới hướng dẫn nội soi khí quản ống mềm ", Y Dược Học Quân Sự. 1, tr.113-119.
3. Lê Thanh Phong & Nguyễn Hữu Dũng(2013), "Đánh giá sự lành thương của phương pháp mở khí quản kiểu chữ U ngược", Y Học TP. Hồ Chí Minh. 17(1), tr.125-130.
4. Đỗ Quyết & Phạm Thái Dũng (2013), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi thở máy tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện 103", Y Học TP. Hồ Chí Minh. 17(3), tr.131-135.
5. Lâm Chánh Thi & Trần Thị Bích Liên (2014), "Khảo sát niêm mạc khí quản ở bệnh nhân mở khí quản sau đặt nội khí quản", Y Học TP. Hồ Chí Minh. 18(1), tr.233-241.
6. Nguyễn Văn Tú & Lê Công Định(2015), "Nghiên cứu đặc điểm chức năng thông khí trên bệnh nhân bệnh lý sọ não được mở khí quản thở máy", Đại học Y Dược Hà Nội.
7. Jarosz K., Kubisa B., Andrzejewska A., et al(2017), "Adverse outcomes after percutaneous dilatational tracheostomy versus surgical tracheostomy in intensive care patients: case series and literature review", Therapeutics and clinical risk management. 13, pp.975-981.
8. Mehta A. B., Cooke C. R., Wiener R. S., et al (2016), "Hospital Variation in Early Tracheostomy in the United States: A Population-Based Study", Critical care medicine. 44(8), pp.1506-1514.