KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ ĐỐI VỚI CÁC DẠNG THUỐC SEVOFLURANE ĐANG LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM

Quyết Thắng Công 1, Văn Dũng Đỗ 2, Thị Thu Thủy Nguyễn 2,, Vũ Lan Chi Nguyễn 1, Anh Tuấn Phạm 3, Đức Nam Nguyễn 4, Thị Minh Thư Phạm 5, Thị Hồng Nhi Nguyễn 5, Thị Kim Hiệp Nguyễn 6, Văn Tiến Nguyễn 7, Văn Hoàng Vũ 7
1 Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Việt Đức
4 Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
5 Bệnh viện Đại học Y dược Huế
6 Bệnh viện Chợ Rẫy
7 Bệnh viện Hữu Nghị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

thuốc gây mê (GM) hô hấp được sử dụng phổ biến nhất. Sự hài lòng (HL) của nhân viên y tế (NVYT) đối với các dạng sevoflurane tại Việt Nam là tiêu chí quan trọng trong lựa chọn thuốc. Mục tiêu: Khảo sát sự HL của NVYT đối với các dạng thuốc sevoflurane đang được lưu hành tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên đối tượng bác sĩ GM (BSGM) và kỹ thuật viên GM (KTVGM) tại 5 bệnh viện ở Việt Nam, trong đó sự HL tổng thể cho từng thuốc được đánh giá dựa trên sự HL và mức độ quan trọng trên từng tiêu chí sử dụng thuốc bằng thang đo Likert 5 mức độ. Kết quả: Khảo sát trên 96 BSGM và 118 KTVGM, đề tài ghi nhận điểm HL đối với sevoflurane biệt dược gốc (BDG) cao hơn generic ở cả BS (4,29 so với 3,67; p=0,000) và KTV GM (3,83 so với 3,17; p=0,000). Xét trên từng tiêu chí, bức tranh tương tự ghi nhận, trừ tiêu chí giá thuốc không ghi nhận sự khác biệt trong điểm HL giữa BDG và generic ở cả BS và KTV GM. Kết luận: Sự hài lòng của BSGM và KTVGM đối với sevoflurane biệt dược gốc cao hơn thuốc generic ở tất cả các tiêu chí (trừ tiêu chí giá thuốc) và tổng điểm chung.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Livertox: Clinical and Research Information on Drug-Induced Liver Injury (2014) "Drug Record: Sevoflurane", U.S. National Library of Medicine
2. Nandalan S. P., Eltringham R. J. , Fan Q. W. (2005). Cost-effectiveness of basal flow
sevoflurane anaesthesia using the Komesaroff vaporizer inside the circle system. Anaesth Intensive Care, 33(5): p. 609-15.
3. Byon H. J., et al. (2015). An open-label comparison of a new generic sevoflurane formulation with original sevoflurane in patients scheduled for elective surgery under general anesthesia. Clin Ther, 37(4): p. 887-901.
4. Yamakage M., et al. (2007). Analysis of the composition of 'original' and generic sevoflurane in routine use. Br J Anaesth, 99(6): p. 819-23.
5. Portella A. A., et al. (2010). A double-blind comparative study between Generic Sevoflurane and Sevorane™. Rev Bras Anestesiol, 60(5): p. 466-74.
6. Yasny J. S. and White J. (2012). Environmental implications of anesthetic gases. Anesth Prog, 59(4): p. 154-8.
7. Baker M. T. (2007). Sevoflurane: Are there differences in products ?. Anesthesia & Analgesia, 104(6): p. 1447-1451.
8. Grigoroudis E. and Spyridaki O. (2003). Derived vs. stated importance in customer satisfaction surveys. Operational Research, 3: p. 229-247.