TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU CỦA BỆNH NHÂN VIÊM GAN B MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ BỞI LIỆU PHÁP TƯƠNG TỰ NUCLEOTIDE TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG NĂM 2020

Thị Thu Phương Nguyễn 1,2,, Thị Ngân Trần 1,2
1 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhiễm vi rút viêm gan B mạn là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn cầu. Thiếu máu là biến chứng phổ biến nhất của xơ gan và gặp trong 75% trường hợp. Căn nguyên của thiếu máu trong bệnh gan rất đa dạng. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng năm 2020. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở 2026 bệnh nhân viêm gan B mạn tính sau 12 tuần điều trị là 9,1% với nồng độ hemoglobin trung bình là 119,3 ± 13,7 g/dL. Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy cân nặng, số bệnh mắc kèm và xơ gan ảnh hưởng có ý nghĩa đối với sự xuất hiện thiếu máu ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu với tỷ suất chênh (Odd ratio) lần lượt bằng 0,97, 1,25, 2,07 (p < 0,05). Kết quả này góp phần hỗ trợ bác sĩ lâm sàng trong quá trình tiên lượng và theo dõi bệnh nhân viêm gan B nhằm cải thiện hiệu quả điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lavanchy D. Hepatitis B virus epidemiology, disease burden, treatment, and current and emerging prevention and control measures. J Viral Hepat. 2004; 11(2): 97-107.
2. Gonzalez-Casas R, Jones EA, Moreno-Otero R. Spectrum of anemia associated with chronic liver disease. World J Gastroenterol. 2009; 15(37): 4653-8.
3. Mathurin SA, Aguero AP, Dascani NA, et al. [Anemia in hospitalized patients with cirrhosis: prevalence, clinical relevance and predictive factors]. Acta Gastroenterol Latinoam. 2009; 39(2): 103-11.
4. Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học. Ban hành kèm theo Quyết định số 1494/QĐ-BYT ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2015:
5. Cariani E, Pelizzari AM, Rodella A, et al. Immune-mediated hepatitis-associated aplastic anemia caused by the emergence of a mutant hepatitis B virus undetectable by standard assays. J Hepatol. 2007; 46(4): 743-7.
6. Lindenbaum J, Roman MJ. Nutritional anemia in alcoholism. Am J Clin Nutr. 1980; 33(12): 2727-35.
7. Moreno Otero R, Cortes JR. [Nutrition and chronic alcohol abuse]. Nutr Hosp. 2008; 23 Suppl 2: 3-7.
8. Maruyama S, Hirayama C, Yamamoto S, et al. Red blood cell status in alcoholic and non-alcoholic liver disease. J Lab Clin Med. 2001; 138(5): 332-7.