TỈ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT LÚC ĐÓI Ở NGƯỜI ĂN CHAY TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Thị Kim Loan Huỳnh 1, Văn Chinh Nguyễn2, Vĩnh Niên Lâm 2,
1 Trung tâm y tế thành phố Thuận An
2 Trường Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các vấn đề sức khoẻ liên quan đến việc ăn chay chưa được nghiên cứu nhiều. Đề tài khảo sát tình trạng đái tháo đường và tăng đường huyết lúc đói của người ăn chay trường. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, khảo sát 252 tu sĩ và Phật tử ăn chay trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, Đánh giá tình trạng đái tháo đường và tăng đường huyết lúc đói với glucose máu lúc đói ≥ 126 mg/dL. Kết quả: Nghiên cứu này khảo sát đường huyết lúc đói của 252 người ăn chay trường thì có 18 trường hợp ĐTĐ đã biết, và 7 trường hợp có glucose máu ³ 126mg/dl (2.8%). Người ăn chay ở độ tuổi càng lớn thì tỉ lệ ĐTĐ càng cao (<40 tuổi: 3.7%; 40-60 tuổi: 9,5%; >60 tuổi: 14,5%) với p=0,017. Tỉ lệ người ăn chay trường có vấn đề về đường huyết ở người thừa cân cao hơn người có thể trạng bình thường (19,1% so với 7,1%) với p= 0,021. Người ăn chay trường uống cà phê thường xuyên có vấn đề về ĐTĐ cao hơn người thỉnh thoảng và hiếm khi sử dụng (20,5%-7,8%-5,9%) với p=0,019. Kết luận: Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học, hợp lý, cân bằng dinh dưỡng để có sức khỏe tốt, phát huy lợi ích của việc ăn chay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. L. Aleksandrowicz (2016), "The Impacts of Dietary Change on Greenhouse Gas Emissions, Land Use, Water Use, and Health: A Systematic Review", PLoS One. 11(11), e0165797.
2. U. Fresan Joan Sabaté (2019), "Vegetarian Diets: Planetary Health and Its Alignment with Human Health", Advances in nutrition (Bethesda, Md.). 10(Suppl_4), S380-S388.
3. Ngô Thanh Thảo (2019), "Tỉ lệ rối loạn lipid máu và một số yếu tố liên quan ở người dân tại hai xã của huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế", tạp chí Y Học Tp Hồ Chí Minh. 23(5), tr 161-167.
4. Bộ y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết, chuyển hóa, NXB YH Hà Nội, tr175, 255-258.
5. N. M. Pham K. Eggleston (2015), "Diabetes prevalence and risk factors among vietnamese adults: findings from community-based screening programs", Diabetes Care. 38(5), e77-78.
6. Gary Fraser (2015), "Vegetarian diets and cardiovascular risk factors in black members of the Adventist Health Study-2", Public health nutrition. 18(3), pp.537-545.
7. Roman Pawlak (2017), "Vegetarian Diets in the Prevention and Management of Diabetes and Its Complications", Diabetes spectrum : a publication of the American Diabetes Association. 30(2), pp.82-88.
8. Tina H. T. Chiu (2018), "Vegetarian diet, change in dietary patterns, and diabetes risk: a prospective study", Nutrition & diabetes. 8(1), pp.12-22.