NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG BỆNH NHA CHU Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN TÍNH

Hồng Lợi Nguyễn 1,, Hoàng Mỹ Hiền Nguyễn 1
1 Trt Răng hàm mặt, Bệnh viện Trung ương Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm: (1) Khảo sát đặc điểm lâm sàng của viêm nha chu mạn tính ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính. (2) Đánh giá kết quả điều trị không phẫu thuật viêm nha chu mạn tính trên nhóm nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp: Một nghiên cứu tiến cứu được tiến hành trên các bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính. Kết quả: Ở nhóm bệnh, tỷ lệ chảy máu nướu là 100,0%, thay đổi hình dáng nướu là 100,0%, thay đổi màu sắc nướu là 100,0%, ngứa nướu, ê buốt răng là 78,6%, răng lung lay là 76,2%, túi nha chu là 100,0%, tụt nướu là 38,1%, tăng tiết dịch là 92,9%. Có sự cải thiện rõ rệt các chỉ số GI, PlI, BOP, PD và CAL ở các thời điểm 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng sau điều trị. Kết luận: Có sự cải thiện rõ rệt chỉ số viêm nha chu ở các bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thới Ngọc Xuân Dung (2020), Khảo sát tình trạng nha chu và kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng của bệnh nhân có bệnh lý động mạch vành tại bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế Và Trung Tâm Răng Hàm Mặt Bệnh Viện Trung Ương Huế, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên ngành Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Huế.
2. Nguyễn Thị Thuỵ Vũ, Hoàng Tử Hùng (2013) Tình trạng nha chu của người bệnh động mạch vành. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 17: tr. 40-45.
3. Cung Văn Vinh (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm nha chu có hỗ trợ Laser Diode, Luận án Chuyên khoa Cấp II, Đại học Y Dược Huế.
4. Phan Ngọc Tuyền (2019), Khảo sát tình trạng nha chu ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Huế.
5. Stryjewska K, Pytko-Polonczyk J, Sagbraaten S, et al. (2020), "The oral health of patients with acute coronary syndrome confirmed by means of coronary angiography". Pol Merkur Lekarski, 48: p.23-26.
6. Hada DS, Garg S, Ramteke GB, et al. (2015), "Effect of Non-Surgical Periodontal Treatment on Clinical and Biochemical Risk Markers of Cardiovascular Disease: A Randomized Trial". J Periodontol, 86: p.1201-11.
7. Rastogi P, Singhal R, Sethi A, et al. (2012), "Assessment of the effect of periodontal treatment in patients with coronary artery disease : A pilot survey". J Cardiovasc Dis Res, 3: p.124-7.
8. Saffi MAL, Rabelo-Silva ER, Polanczyk CA, et al. (2018), "Periodontal therapy and endothelial function in coronary artery disease: A randomized controlled trial". Oral Dis, 24: p.1349-1357.