GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA TỈ SỐ BẠCH CẦU ĐA NHÂN TRUNG TÍNH-BẠCH CẦU LYMPHO Ở BỆNH NHÂN COVID-19 VỪA VÀ NẶNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN TRUYỀN NHIỄM 5G

Duy Đông Nguyễn 1,, Văn Sơn Nguyễn 1, Bá Nghĩa Phan 1, Văn Duy Trần 1
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: là đánh giá giá trị tiên lượng của tỉ số bạch cầu đa nhân trung tính/bạch cầu lympho (Neutrophil-lymphocyte ratio NLR) ở bệnh nhân COVID-19 vừa và nặng. Phương pháp: Đây là nghiên cứu tiến cứu được thực hiện tại Bệnh viện Dã chiến Truyền nhiễm 5G. Tất cả bệnh nhân Covid-19 mức độ vừa và nặng được cho vào nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 6/9/2021 đến tháng 30/10/2021. Chúng tôi thu thập các thông tin về tuổi, giới, và tính tỉ số NLR từ tổng phân tích công thức máu toàn bộ của bệnh nhân lúc nhập viện. Chúng tôi chia bệnh nhân thành hai nhóm: nhóm bệnh nhân dưới 60 và nhóm bệnh nhân trên 60. Chúng tôi chọn ngưỡng giá trị NLR tốt nhất dựa trên chỉ số Youden và phân tích đường cong ROC và điểm cuối mục tiêu là tử vong hay sống sót. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy có 342 bệnh nhân được điều trị tại khoa nặng, 54 bệnh nhân (15,8%) tử vong. Khi chúng tôi đánh giá mối tương quan giữa NLR và tử vong của tất cả các bệnh nhân, bất kể tuổi của họ, AUC là 0,781 (KTC 95%: 0,71-0,85; p <0,0001. Chỉ số Youden chỉ ra rằng giá trị giới hạn tốt nhất của NLR là > 14,2 với độ nhạy là 70,4% và độ đặc hiệu là 77,8%. Khi tuổi của bệnh nhân ≥ 60 và NLR ≥ 11,25 nó cho thấy độ nhạy 75,0% và độ đặc hiệu 68,2% để dự đoán tử vong. Khi NLR ≥ 13,15 và tuổi của bệnh nhân <60, độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 90,0% và 76,9%. Kết luận: NLR được chứng minh là có độ đặc hiệu và độ nhạy cao trong việc giúp xác định những bệnh nhân cần chăm sóc tích cực hơn ở bệnh nhân COVID-19.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dhama K, Khan S, Tiwari R. et al. (2020). Coronavirus disease 2019–COVID-19. Clinical microbiology reviews, 33(4): e00028-20.
2. Lian J (2020). High neutrophil-to-lymphocyte ratio associated with progression to critical illness in older patients with COVID-19: a multicenter retrospective study. Aging (Albany NY), 12(14): 13849.
3. Ma A, Cheng J, Yang J. et al. (2020). Neutrophil-to-lymphocyte ratio as a predictive biomarker for moderate-severe ARDS in severe COVID-19 patients. Critical care, 24(1): 1-4.
4. Lenz A, Franklin G.A, Cheadle W.G (2007). Systemic inflammation after trauma. Injury, 38(12): 1336-45.
5. Tschoeke S.K, Ertel W (2007). Immunoparalysis after multiple trauma. Injury, 38(12): 1346-57.
6. Tatum D, Taghavi S, Houghton A. et al. (2020). Neutrophil-to-Lymphocyte Ratio and Outcomes in Louisiana COVID-19 Patients. Shock (Augusta, Ga.), 54(5): 652-658.
7. Eid M, Al-Kaisy M, Regeia W. et al. (2021). The prognostic accuracy of neutrophil-lymphocyte ratio in COVID-19 patients. Front Emerg Med, 5(1): e8.
8. Li X, Liu C, Mao Z. et al. (2020). Predictive values of neutrophil-to-lymphocyte ratio on disease severity and mortality in COVID-19 patients: a systematic review and meta-analysis. Critical Care, 24(1): 647.