MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÌNH TRẠNG ĐỘT BIẾN GEN EGFR CỦA UNG THƯ BIỂU MÔ VẢY MŨI XOANG TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG

Thế Đạt Nguyễn 1,, Đình Phúc Nguyễn 2, Trung Thọ Lê 2
1 BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng đột biến gen EGFR của 54 trường hợp ung thư biểu mô vảy mũi xoang tại Trung tâm ung bướu bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ 2015 đến 2020 với mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng đột biến gen EGFR của ung thư biểu mô vảy mũi xoang. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Định typ mô bệnh học theo phân loại của TCYTTG năm 2017. Xét nghiệm đột biến gen EGFR bằng phương pháp PCR. Xử ly số liệu theo phương pháp thống kê thông thường. Kết quả:Nhóm tuổi 41-60 gặp nhiều nhất (46,3%), tỷ lệ nam/nữ là 3,1/1.Các triệu chứng cơ năng chủ yếu: Ngạt mũi, chảy mũi, chảy máu mũi và mất ngửi (lần lượt là 90,8%; 88,9%, 57,4% và 38,9%). Hình thái sùi chiếm nhiều nhất (88,9%). Tổn thương tại mũi và xoang sàng chiếm nhiều nhất với 40,7%. Typ sừng hóa và  không sừng hóa (lần lượt 53,7%, 40,7%). Tỷ lệ đột biến chung của 4 exon là 51,9%, cao nhất ở exon 21 (46,4%), thấp nhất ở exon 20 (10,7%). Các kết quả đã được so sánh và bàn luận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Adel K. EI-Naggar, John K.C, Chan Jennifer R. Grandis, Takashi Takata andPieter J. Slootweg (2017). WHO Classification of Head and Neck Tumours. International Agency for Research on Cancer Lyon 2017; 11-30.
2. Phan Thanh Dự (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi,cắt lớp vi tính và tỷ lệ bộc lộ dấu ấn EGFR (Her-1) của ung thư biểu mô mũi xoang. Luận văn BSCKII, Đại học Y Hà Nội.
3. Trần Thị Hợp (1996), Góp phần chẩn đoán và điều trị ung thư sàng hàm. Nhận xét qua 174 ca ung thư sàng hàm tại viện TMH và Viện K Hà Nội. Luận án chuyên khoa II. Đại học Y Hà Nội.
4. Phùng Quang Tuấn (2009). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và mô bệnh học của ung thư sàng hàm. Luận văn Thạc sĩ y học. Đại học Y Hà Nội
5. Nguyễn Thị Huyền Phương (2017). Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ trong chẩn đoán ung thư mũi xoang. Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Chittibabu Vatte, Ali M Al Amri, Cyril Cyrus, Shahanas Chathoth et al (2017). Tyrosine kinase domain mutations of EGFR gene in head and neck squamous cell carcinoma. Onco Targets Ther ; 10: 1527–1533.
7. Christos Perisandis (2017). Prevalence of EGFR Tyrosine Kinase Domain Mutations in Head and Neck Squamous Cell Carcinoma: Cohort Study and Systematic Review. In Vivo; 31 (1): 23-34.
8. Hama T, Yuza Y, Saito Y, O-uchi J, Kondo S et al (2009). Prognostic significance of epidermal growth factor receptor phosphorylation and mutation in head and neck squamous cell carcinoma.Oncologist; 14(9):900-8.