ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẠO HÌNH KHUYẾT HỔNG KHOANG MIỆNG BẰNG VẠT DƯỚI CẰM TRONG ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ KHOANG MIỆNG

Văn Quảng Lê 1,2,, Quốc Duy Ngô 1, Thế Đường Lê 1, Đức Toàn Trần 1, Văn Trọng Nguyễn 2, Xuân Quý Ngô 1
1 Bệnh viện K Trung Ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả tạo hình khuyết hổng khoang miệng bằng vạt dưới cằm trong điều trị phẫu thuật ung thư khoang miệng. Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm 25 BN mắc ung thư khoang miệng được phẫu thuật cắt bỏ u và tạo hình bằng vạt dưới cằm tại khoa Ngoại đầu cổ, Bệnh viện K giai đoạn từ T1/2015 đến T3/2020. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu. Kết quả: Trong số 25 BN nghiên cứu, tuổi mắc bệnh trung bình là 56,4 ± 10,3 tuổi; Tỷ lệ Nam/ Nữ 7,3/1. Trong đó: 17 BN ung thư sàn miệng, 4 BN niêm mạc má, 3 BN lưỡi, 1 BN lợi hàm dưới; BN chủ yếu ở giai đoạn T2 (64%) và N0 (72%). Kích thước u trung bình 22,4 ± 6,2 mm. Kích thước vạt dưới cằm, chiều dài trung bình 42,8 ± 7,9mm, chiều rộng trung bình 30,2 ± 6,8 mm. Tình trạng vạt tạo hình sau mổ 88% sống, có 3 TH vạt hoại tử một phần chiếm 12%. Chức năng phát âm và nuốt sau mổ đều đạt kết quả tốt và trung bình ở tất cả các bệnh nhân. Có 68% được xạ trị hoặc hóa xạ trị sau mổ, không có mối liên quan giữa điều trị tia xạ sau mổ với tỷ lệ vạt sống (p = 0,527), chức năng nói (p = 0,114) và chức năng nuốt (p = 0,432). Kết luận: Vạt dưới cằm là lựa chọn thích hợp cho các khuyết hổng trong khoang miệng kích thước từ nhỏ đến trung bình sau cắt bỏ u nguyên phát do đây là kỹ thuật an toàn, hiệu quả, tỷ lệ biến chứng thấp, kèm theo kết quả chức năng tốt, thẩm mỹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. DeVita V.T., Lawrence T.S., and Rosenberg S.A. (2015). DeVita, Hellman, and Rosenberg’s cancer: Principles & practice of oncology: Tenth edition. DeVita, Hellman, and Rosenberg’s Cancer: Principles & Practice of Oncology: Tenth Edition, 1–2280.
2. Martin D, Pascal J F, Baudet J, et al (1993).Thesubmentalislandflap: a new donor site. Anatomy and clinical applications as a free or pedicled flap. Plast Reconstr Surg;92(5):867-873.
3. Sittitrai P., Srivanitchapoom C., Reunmakkaew D., et al (2017). Submental island flap reconstruction in oral cavity cancer patients with level I lymph node metastasis. British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 55(3), 251-255.
4. Howard B. E., Nagel T. H., Donald C. B., et al (2014). Oncologic safety of the submental flap for reconstruction in oral cavity malignancies. Otolaryngology--Head and Neck Surgery, 150(4), 558-562.
5. Wang J., Tan Y., Shen Y., et al (2020). Oncological safety of submental island flap for reconstruction of pathologically node-negative and node-positive T1–2 oral squamous cell carcinoma-related defects: A retrospective study and comparison of outcomes. Oral Oncology, 102, 104507.
6. Cariati P., Serrano A. C., Fernandez A. M., et al (2018). Is submental flap safe for the oncological reconstruction of the oral cavity?. Journal of stomatology, oral and maxillofacial surgery, 119(4), 284-287.
7. Faisal M., Adeel M., Riaz S., et al (2018). The submental island flap in head and neck cancer. Annals of Maxillofacial Surgery, 8(2), 287.
8. Sebastian P., Thomas S., Varghese B. T., et al (2008). The submental island flap for reconstruction of intraoral defects in oral cancer patients. Oral oncology, 44(11), 1014-1018.
9. Chow T. L., Kwan W. W., Fung S. C., et al (2018). Reconstruction with submental flap for aggressive orofacial cancer-an updated series. American journal of otolaryngology, 39(6), 693-697.