GIÁ TRỊ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN CHẤN THƯƠNG VÀ VẾT THƯƠNG BỤNG

Hoàng Linh Nguyễn 1,, Đức Vũ Nguyễn 1, Văn Hải Dương 2, Công Minh Nguyễn 3
1 Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: khảo sát vai trò của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán chấn thương và vết thương bụng tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên tất cả bệnh nhân có chấn thương hoặc vết thương bụng được phẫu thuật tại khoa Ngoại Tổng quát Bệnh viện đa khoa Sài Gòn từ 1/1/2019 – 30/06/2021. Kết quả: Tổng cộng có 121 trường hợp chấn thương hoặc vết thương bụng được chẩn đoán và phẫu thuật. Chụp cắt lớp vi tính phát hiện dịch tự do trong ổ bung độ nhạy 93%, độ đặc hiệu 98%. Chụp cắt lớp vi tính xác định vỡ tạng rỗng có độ nhạy 84,5%, độ đặc hiệu 92,46%. Trong vỡ tạng đặc chụp cắt lớp vi tính có độ chính xác 96,5%. Kết luận: Chấn thương và vết thương bụng thường trong bệnh cảnh đa cơ quan, đa tổn thương. Chọn lựa kỹ thuật hình ảnh tùy thuộc huyết động học và phương tiện sẵn có. Chụp cắt lớp vi tính là cơ sở chắc chắn để đánh giá tổn thương trên bệnh nhân huyết động học ổn định: xử trí toàn diện, triệt để, giảm tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Hương (2009), Nghiên cứu hình ảnh siêu âm và chụp cắt lớp vi tính ở bệnh nhân tổn thương tạng đặc do chấn thương bụng kín. Luận văn Thạc sĩ y học. Trường Đại học Y dược Huế.
2. Kenney M. (2018), Can surgeons evaluate emergency ultrasound scan for blunt abdominal trauma. J Trauma Nov, 44(4): 649-53.
3. Lê Việt Khánh (2017), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi chẩn đoán và điều trị các tổn thương tạng rỗng trong chấn thương bụng kín. Luận án Tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Michihiro S. (2004), Reevaluation of ultrasonography for solid organ ịnjury in blunt abdominal trauma. Acad Emerg Med. 9(10), pp 68-70.
5. Novelline R.(2009), ”Helical CT in emergency radiology”. Radiology, 213, pp 321-339.
6. Richards J. (2019), ”Bowel and mesenteric injury: Evaluation with emergency abdominal US. Radiology, 211, pp 399-403.
7. Shih H. (2015), “Noninvasive evaluation of blunt abdominal trauma”, World J Surg, 23, pp 265-270.